Vùng phát triển sản phẩm truyền thống

Địa phương: Xã Thọ Diên-Huyện Thọ Xuân-Tỉnh Thanh Hóa.

Nước ta có một nền nông nghiệp truyền thống trong đó cây lúa và con lợn là cây trồng và vật nuôi chủ lực. Nông nghiệp nước ta trải nghìn năm với không ít tinh hoa tạo dựng nên nền văn minh lúa nước.

Mỗi ngày máy có thể gặt từ 2 - 3 ha - Ảnh: Thanh Hải

Những tinh hoa ấy vẫn còn nguyên giá trị và tạo nên một phần nền tảng để chúng ta xây dựng nền nông nghiệp hiện đại.

Nông nghiệp truyền thống có tính chất đặc trưng của nó: Sản xuất nhỏ, sản xuất tự cấp, tự túc. Cùng với đó nó đạt trình độ thâm canh nhất định dựa trên kinh nghiệm được tích lũy nhiều đời, dựa vào lao động thủ công và truyền nghề theo kiểu cha truyền con nối.

Nông nghiệp truyền thống đã tạo dựng nên nền tảng của kinh tế và xã hội nước ta trước khi cuộc cách mạng công nghiệp đến với Việt Nam. Bởi vậy, mà trải qua nhiều triều đại phong kiến, chính sách trọng nông luôn được khẳng định.

Những năm 60 của thế kỷ trước (thế kỷ XX), để xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nước ta hướng tới xây dựng một nền kinh tế mới có công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại dựa trên nền tảng của chế độ công hữu và của khoa học kỹ thuật. Riêng với nông nghiệp, quan niệm cơ bản lúc bấy giờ là tiến hành tập thể hóa nông nghiệp, tiến hành thủy lợi hóa, cơ giới hóa và hóa học hóa. Tập thể hóa là để xóa tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún đưa nông nghiệp sang một tính chất mới. Thủy lợi hóa, cơ giới hóa và hóa học hóa để đưa nông nghiệp tiến lên trình độ mới cao hơn. Tuy có không ít những khiếm khuyết, bất cập, song nông nghiệp miền Bắc, trong 15 năm từ năm 1960-1975 đã có những tiến bộ, đặc biệt là thủy lợi, giống và cơ cấu mùa vụ. Nhờ đó, nông nghiệp đã góp phần quan trọng xây dựng hậu phương lớn vững mạnh chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước.