Giới thiệu

Trang thông tin kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn là một kênh giao thương về nông sản, thực phẩm an toàn. Ở đó từ cá nhân, hộ gia đình nhỏ lẻ tới doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn có cơ hội tham gia gặp gỡ, kết nối, giới thiệu và kinh doanh; cơ quan quản lý các cấp phát huy vai trò giám sát, xử lý vi phạm đảm bảo thông tin trung thực, là địa chỉ tin cậy để người tiêu dùng hướng tới. Tất cả hướng đến mục tiêu cuối cùng đó là khuyến khích sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phát triển kinh tế ngành nông nghiệp.
Hệ thống tự động đưa ra kết quả đánh giá, xếp hạng các sản phẩm, doanh nghiệp uy tín thông qua bình chọn của cộng đồng người tiêu dùng. Điều đó có nghĩa, việc tham gia vào hệ thống Kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm an toàn là sự xác thực đảm bảo đầy đủ về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tuy nhiên, điểm khác biệt của trang thông tin này so với các sàn giao dịch thương mại điện tử khác đó chính là vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc đảm bảo: mặt hàng gì, của đơn vị nào được tham gia lên hệ thống. Việc này được đảm bảo thông qua Quy chế hoạt động và cơ chế xác thực của hệ thống, với sự tham gia giám sát của cơ quan chức năng địa phương và sở ban ngành cấp tỉnh.
Trang thông tin được xây dựng dựa trên các công nghệ hiện đại và hạ tầng CNTT-VT phát triển, thiết kế dễ sử dụng, thân thiện với người dùng, có thể khai thác trên máy tính, các thiết bị di động với tính cơ động, linh hoạt cao, mang lại nhiều thông tin và lợi ích, thu hút người quản lý, cộng đồng khai thác sử dụng.
Mọi cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh đều có thể đăng ký thành viên của trang thông tin kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm an toàn. Việc đăng ký thành viên sử dụng hệ thống là hoàn toàn miễn phí.
Cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh có thể đăng ký thành viên qua: địa chỉ email, tài khoản facebook, tài khoản google, số điện thoại.
UBND tỉnh Thanh Hoá phối hợp với tập đoàn VNPT xây dựng hệ thống này nhằm mục tiêu:

-    Góp phần giải quyết vấn đề về an toàn thực phẩm hiện nay: Cung cấp cho người tiêu dùng một địa chỉ tin cậy, có đầy đủ thông tin để lựa chọn thực phẩm đạt tiêu chuẩn sạch, an toàn, chất lượng, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng. Tăng cường  sự quản lý, giám sát của cơ quan Nhà nước về vấn đề an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, kinh doanh đến tiêu thụ trên địa bàn. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong việc sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn, góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống; đẩy lùi sản phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng.
-    Hỗ trợ kết nối, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, xúc tiến thương mại  các sản phẩm nông sản, thực phẩm thế mạnh (chất lượng và hiệu quả kinh tế cao): Cung cấp một công cụ kết nối giữa người mua, người bán; là kênh quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản của địa phương đến rộng rãi đối tác, người tiêu dùng thông qua mạng internet kết nối toàn cầu.
-    Tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch; khuyến khích người sản xuất đầu tư kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng của các tổ chức cấp chứng chỉ trong nước và quốc tế; tiến tới phát triển một vùng nông nghiệp hiện đại, có nhiều sản phẩm có thể cạnh tranh và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với hiệu quả kinh tế cao.

2.    Lợi ích của hệ thống mang lại

Việc có một kênh kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm an toàn chính thống, uy tín sẽ đem lại lợi ích cho cả người tiêu dùng, thành viên tham gia trang thông tin, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh và cơ quan quản lý:

2.1 Đối với người tiêu dùng:

-    Dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm nông sản, thực phẩm có nguồn cung cấp uy tín, chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
-    Được cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc, kiểm chứng, hồ sở pháp lý của sản phẩm hàng hóa.
-    Có thể kết nối liên lạc, trao đổi trực tiếp với nhà cung cấp, từ đó quyết định lựa chọn sản phẩm chất lượng và phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
-    Có thể đặt hàng, thanh toán, giao hàng trực tuyến tiện lợi.

2.2    Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh:

-    Có một kênh thông tin để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, thương hiệu của mình tới mọi người, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
-    Có thể thực hiện giao dịch trực tuyến để trực tiếp bán hàng tới tay người tiêu dùng, bớt chi phí trung gian, tối ưu lợi nhuận. Nắm bắt kịp thời nhu cầu và phản ứng của thị trường để tối ưu chiến lược sản xuất, kinh doanh. 
-    Tạo ra một kênh duy trì kết nối liên lạc với đối tác, khách hàng: Bởi vì, tại đây nó có tính quy tụ của rất nhiều sản phẩm, rất nhiều nhà sản xuất, kinh doanh cùng lĩnh vực; do đó, khách hàng dễ dàng tìm kiếm, nắm bắt thông tin thị trường, so sánh chất lượng, giá cả, đánh giá, phản hồi, chia sẻ cộng đồng ...
-    Mở rộng cơ hội tiếp cận, kết nối, hợp tác giữa người sản xuất - người kinh doanh - người tiêu thụ - người cung cấp các dịch vụ kèm theo, tạo thành chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn.
-    Từ đó hình thành một thị trường cạnh tranh lành mạnh, tích cực, thúc đẩy sự học hỏi kỹ thuật, đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất cho doanh nghiệp

2.3    Đối với cơ quan quản lý nhà nước:

Tăng cường vai trò quản lý, giám sát của Nhà nước về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm; định hướng sản xuất, định hướng thị trường, định hướng tiêu dùng nông sản, thực phẩm. Thể hiện:
-    Qua thông tin phản hồi, đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ quan quản lý có cơ sở lên kế hoạch kiểm tra, biện pháp xử lý, ngăn chặn các hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
-    Có thể đăng tải các thông tin, văn bản tuyên truyền về chủ trương, chính sách liên quan đến người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng.
-    Tổng hợp, thống kê số liệu về sản lượng sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông sản của địa phương từ đó có chính sách khuyến khích, định hướng mùa vụ.

3.    Chức năng của hệ thống

3.1    Khách truy cập

-    Tìm kiếm tin cung cầu, tìm kiếm cơ sở sản xuất, kinh doanh, sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn phù hợp nhu cầu.
-    Tra cứu thông tin chi tiết về từng sản phẩm, từng cơ sở sản xuất, kinh doanh: quy mô, mùa vụ, quy trình và tiêu chuẩn sản xuất, hồ sơ pháp lý, vị trí, hình ảnh, đánh giá xếp hạng, cảnh báo…
-    Kiểm chứng được nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm.
-    Liên hệ, mua hàng trực tiếp 
-    Chia sẻ các sản phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh lên các trang mạng xã  hội, tăng cường sự lan tỏa
-    Khai thác thông tin về sản xuất nông nghiệp an toàn, tra cứu văn bản pháp lý về an toàn thực phẩm
-    Đăng ký thành viên

3.2    Thành viên

-    Khai thác tất cả chức năng như khách truy cập
-    Đăng tin cần mua, cần bán nông sản, thực phẩm, tìm đối tác
-    Tạo đơn đặt hàng
-    Lựa chọn các phương thức thanh toán, vận chuyển
-    Theo dõi đơn đặt hàng
-    Đánh giá, bình luận về sản phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh
-    Tương tác, trao đổi thông tin với các cơ sở
-    Lưu cơ sở, sản phẩm vào danh sách yêu thích
-    Đăng ký nhận thông báo từ các cơ sở

3.3    Cơ sở sản xuất, kinh doanh

-    Đăng ký sử dụng phần mềm
-    Đăng tải thông tin giới thiệu về cơ sở
-    Đăng tải thông tin về các sản phẩm
-    Đăng tin cần bán, cần mua nông sản, thực phẩm, tin tìm đối tác
-    Tương tác, trao đổi thông tin với người tiêu dùng và cơ sở khác
-    Tiếp nhận, xử lý đơn hàng
-    Cấu hình các phương thức thanh toán, vận chuyển
-    Theo dõi đơn hàng (đơn bán, đơn mua)
-    Tra cứu thông tin khách hàng, đánh giá khách hàng, đưa vào danh sách ngăn chặn
-    Giải đáp thắc mắc, phản hồi của người tiêu dùng
-    Khai thác báo cáo thống kê doanh số, sản lượng theo chủng loại, theo khách hàng

3.4    Đơn vị vận hành trang thông tin
 
-    Kiểm duyệt các thông tin về kết nối cung cầu: tin cần mua, cần bán, cần tìm đối tác do thành viên, các cơ sở sản xuất kinh doanh đăng tải.
-    Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước các cấp xác thực các cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký hoạt động.

3.5    Cơ quan quan lý nhà nước các cấp

-    Giám  sát,  thống  kê  tình  hình  xử  lý  nghiệp  vụ  của  đơn  vi ̣ trực thuộc (số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh đã được khai báo, tỉ lệ % thông tin đã kiểm duyệt…) để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc thực hiện.
-    Quản lý, cập nhật thông tin về cơ sở sản xuất, kinh doanh, sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý
-    Kiểm duyệt thông tin do các cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý đăng tải
-    Kiểm duyệt các nhận xét, bình luận của người tiêu dùng đối với các sản phẩm, cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý
-    Giám sát, cảnh báo, gỡ bỏ cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn vi phạm ATTP.
-    Thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhiều phản ánh, đánh giá tiêu cực làm cơ sở cho việc lập kế hoạch kiểm tra.
-    Cảnh báo hoặc khóa người dùng vi phạm quy chế, đưa thông tin rác, sai lệch, không phù hợp đối với các cơ sở hoặc sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của cơ quan
-    Khai thác thống kê, báo cáo số liệu sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm thuộc phạm vi quản lý
-    Gửi SMS điều hành
-    Quản lý danh mục dùng chung
-    Đăng tải tin bài, video, hình ảnh truyền thông về an toàn thực phẩm…
-    Đăng tải văn bản QPPL về an toàn thực phẩm