Tin tức

Xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết

Tin về ATTP | 21-01-2022 | 17 lượt xem

 

          Mỗi dịp Tết đến Xuân về, mọi gia đình đều có với những bữa ăn sum vầy, quây quần bên nhau với những món ăn truyền thống như thịt đông, bánh chưng, dưa hành củ kiệu…, Đây cũng chính là thời điểm nhu cầu tiêu thụ và dự trữ thực phẩm tăng cao dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm luôn tìm ẩn bên mâm cơm ngày Tết. Vậy làm sao để xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm trong những ngày tết? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu…….

 

1. Ngộ độc thực phẩm:

Thực phẩm bẩn là thực phẩm bị nhiễm hóa chất; nhiễm vi sinh, bị biến chất hoặc thực phẩm có chứa sẵn độc tố (so biển, cá nóc, thịt cóc…)

Sau khi ăn, thời gian nung bệnh thường từ vài phút đến vài giờ đối với thực phẩm nhiễm hóa chất; trung bình từ 6-48 giờ đối với thực phẩm nhiễm vi sinh hoặc trung bình từ 2-4 giờ đối với thực phẩm bị biến chất.

Triệu chứng lâm sàng khi bị ngộ độc thực phẩm chủ yếu đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy (do thực phẩm nhiễm vi sinh)triệu chứng chủ yếu là hội chứng về thần kinh (do thực phẩm do hóa chất) hoặc triệu chứng chủ yếu đau bụng, buồn nôn, nôn từng cơn, có khi kèm triệu chứng tiết nước bọt, ngứa cổ họng, choáng váng, đau đầu, co giật, nổi mề đay (do thực phẩm bị biến chất).

2. Quy trình sơ cấp cứu:

* Trường hợp bệnh nhân có biểu hiện buồn nôn, nôn:

- Sơ cứu trước tiên phải làm cho người bệnh nôn hết thực phẩm đã sử dụng.

- Gây nôn khi bệnh nhân còn tỉnh, bằng cách cho bệnh nhân uống 100-200ml nước sạch rồi dùng tăm bông, hoặc ống xông ngoáy họng, cúi thấp đầu nôn, tránh sặc vào phổi.

- Trong trường hợp không nôn được, cho người bệnh uống than hoạt tính. Tác dụng của than hoạt tính là hút các chất độc ngăn  không cho chất độc thấm vào máu.

* Trường hợp bệnh nhân có biểu hiện tiêu chảy:

 - Không nên uống thuốc cầm tiêu chảy, cho bệnh nhân tiêu ra hết.

 - Khi bệnh nhân có biểu hiện mất nước nên cho bệnh nhân uống oresol pha với 1 lít nước hoặc nếu không có sẵn gói oresol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước . 

Trường hợp bệnh nhân có biểu hiện hôn mê, co giật…:

Nếu sau khi sơ cứu bệnh nhân chưa có biểu hiện bình phục ngay mà có dấu hiệu bệnh nặng hơn hoặc biểu hiện hôn mê, co giật cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để có những điều trị cần thiết.

3. Giữ và bảo quản lạnh thực phẩm nghi ngờ để gửi mẫu kiểm nghiệm tìm nguyên nhân.

4. Ngưng ngay việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc và cảnh báo những người thân xung quanh không sử dụng.

5. Báo ngay cơ quan chức năng

Khi nhiều người cùng bị ngộ độc thực phẩm phải khẩn trương tổ chức cấp cứu cho người bệnh và khai báo ngay đến cơ quan chức năng gần nhất: Trạm Y tế gần nhất; Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế để được cấp cứu và  xử lý kịp thời vụ ngộ độc thực phẩm.

Với mục tiêu được đặt ra là hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết. Tuy nhiên chúng ta cũng cần hiểu rõ hơn về các nguyên nhân và biện pháp xử lý khi không may gặp phải vấn đề ngộ độc thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho một kỳ nghỉ Xuân vui vẻ và an lành.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc (0)
Nhập thông tin của bạn:

Bài viết mới nhất

Thanh Hóa tăng cường thanh kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin về ATTP | 18-07-2024

Thanh Hóa: Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu về bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp tình hình địa phương.

Tin hoạt động | 18-07-2024

Hội nghị trực tuyến “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm”

Tin hoạt động | 27-05-2024

Phối hợp tập huấn công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin hoạt động | 15-05-2024

Thanh Hóa: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa  phối hợp với Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức Hội nghị  tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, giám sát về an toàn thực phẩm cho Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn; Ban Điều hành mô hình “Khu dân cư tự quản về an toàn thực phẩm” ở khu dân cư trên địa bàn huyện Yên Định.

Tin về ATTP | 01-04-2024