Tin tức

Thực phẩm hữu cơ là gì? Có nên mua và sử dụng thực phẩm hữu cơ

Tin về ATTP | 27-09-2022 | 50 lượt xem

Thực phẩm hữu cơ là gì? Có nên mua và sử dụng thực phẩm hữu cơ

 

 

Sự bùng nổ và phổ biến của các sản phẩm hữu cơ đã bắt đầu từ 2 thập kỷ qua với xu hướng không ngừng tăng dần cho đến nay. Tiêu dùng thực phẩm hữu cơ là một trong các cách bảo vệ môi trường và là một giải pháp mở ra cho các vấn đề về sức khỏe của con người. Dinh dưỡng hữu cơ hay thực phẩm hữu cơ là cụm từ được nhắc đến rất nhiều hiện nay. Thế nhưng lại ít người hiểu được thế nào là thực phẩm hữu cơ là gì, những lợi ích nào về mặt dinh dưỡng mà loại thực phẩm này mang lại, cũng như cách lựa chọn các loại thực phẩm này.

1. Thực phẩm hữu cơ, sản phẩm hữu cơ là gì?

Thuật ngữ này dùng để chỉ các thực phẩm được trồng, xử lý và chế biến theo cách an toàn cho môi trường. Đối với nông sản đó là sản phẩm được trồng mà không sử dụng đến hầu hết các loại thuốc trừ sâu thông thường, sử dụng phân bón nhân tạo, bùn thải, phóng xạ và sinh vật biến đổi gen. Đối với các loại thịt động vật thì không được tiêm kháng sinh hoặc hormone.

Sản phẩm hữu cơ là sản phẩm được trồng và chế biến từ nông nghiệp hữu cơ không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp, cũng như cây trồng không chứa gen biến đổi sinh học. Động vật được nuôi trong các trang trại hữu cơ không sử dụng thuốc kháng sinh và các chất kích thích tăng trưởng, được cho ăn bằng sản phẩm hữu cơ khác và được sống trong môi trường phù hợp với hành vi tự nhiên của chúng (như được chăn thả trên đồng, được chủ động ăn một cách tự nhiên). Thực phẩm hữu cơ đã qua chế biến không chứa các chất phụ gia tổng hợp.

 

2. Đọc nhãn của các sản phẩm hữu cơ như nào?

Bạn biết cách đọc nhãn trên các sản phẩm hữu cơ giúp chúng ta có sự lựa chọn thực phẩm để sử dụng tốt hơn. Có 3 loại nhãn hữu cơ thường gặp:

- “100% hữu cơ”: tức là tất cả các thành phần trong thực phẩm được chứng nhận hữu cơ.

- “Hữu cơ”: ít nhất 95% thành phần được chứng nhận hữu cơ.

- “Được làm bằng các sản phẩm hữu cơ”: ít nhất 70% thành phần được chứng nhận hữu cơ.

4. So sánh chi tiết sản phẩm hữu cơ và không hữu cơ:

- Sản phẩm hữu cơ: Trồng bằng phân bón có nguồn gốc từ tự nhiên như: phân chuồng, phân trộn. Cỏ dại được kiểm soát một cách tự nhiên (luân canh cây trồng, làm cỏ bằng tay, phủ đất và xới đất) hoặc bằng các loại thuốc diệt cỏ hữu cơ đã được phê duyệt. Sâu bệnh gây hại được kiểm soát bằng các phương pháp tự nhiên như dùng thiên địch, dùng bẫy và thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên.

- Sản phẩm được trồng thông thường: Sử dụng phân hóa học và thuốc diệt cỏ hóa học để kiểm soát cỏ dại và thuốc trừ sâu để xử lý sâu bệnh.

- Thịt, sữa, trứng hữu cơ: Gia súc được cung cấp tất cả thức ăn hữu cơ, không chứa hormone tăng trưởng và bị biến đổi gen. Áp dụng các phương pháp tự nhiên như vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, chăn thả luân phiên và chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa dịch bệnh. Vật nuôi phải chăn thả ngoài trời

- Thịt, sữa, trứng lấy từ gia súc gia cầm được nuôi theo phương pháp thông thường: được cung cấp hormone tăng trưởng, thức ăn chăn nuôi không hữu cơ, hoặc bị biến đổi gen. Sử dụng thuốc kháng sinh và các thuốc khác được sử dụng để ngăn ngừa bệnh tật cho vật nuôi. Gia súc có thể có hoặc không được chăn thả ngoài trời.

5. Các chất dinh dưỡng trong thực phẩm hữu cơ

Thực phẩm hữu cơ có thể chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn. Các nghiên cứu so sánh hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm hữu cơ và không hữu cơ đã cung cấp các kết quả khác nhau. Điều này rất có thể là do sự biến đổi tự nhiên trong quá trình xử lý và sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy thực phẩm được trồng theo phương pháp hữu cơ có thể bổ dưỡng hơn.

Cây trồng được trồng theo phương pháp hữu cơ có chứa nhiều chất chống oxy hóa và một số vi chất dinh dưỡng nhất định, chẳng hạn như vitamin Ckẽm và sắt. Thực vật hữu cơ không phụ thuộc vào việc phun thuốc trừ sâu hóa học để tự bảo vệ mình. Thay vào đó, chúng tạo ra nhiều hợp chất bảo vệ hơn, cụ thể là chất chống oxy hóa. Điều này có thể giải thích phần nào mức độ cao hơn của chất chống oxy hóa trong những loại thực vật này. Một số nghiên cứu cho thấy, thịt hữu cơ chứa hàm lượng axit béo omega-3 cao hơn và lượng chất béo bão hòa thấp hơn một chút so với thịt thông thường. Việc hấp thụ nhiều axit béo omega-3 hơn có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và nhiều bệnh mạn tính khác.

Nhiều người chọn mua thực phẩm hữu cơ để tránh các hóa chất nhân tạo. Bằng chứng cho thấy rằng, tiêu thụ những loại thực phẩm này có thể làm giảm mức độ tiếp xúc của con người với dư lượng thuốc trừ sâu và vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, vì chăn nuôi hữu cơ không sử dụng kháng sinh trên động vật, các sản phẩm này thường chứa lượng vi khuẩn kháng kháng sinh thấp hơn một chút.

Về độ tươi ngon thực phẩm hữu cơ chiếm ưu thế hơn vì chúng không chứa chất phụ gia nhưng thời gian bảo quản chúng thường ngắn hơn so với sản phẩm thông thường.

Nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao, không chứa chất bảo vệ thực vật, biến đổi gen nên các nguồn thực phẩm hữu cơ ngày càng được khuyến cáo sử dụng. Tuy nhiên, các thực phẩm này thường có giá thành cao và thời gian bảo quản ngắn.

6. Một số loại thực phẩm hữu cơ khuyên dùng 1. Thịt bò hữu cơ

Gia súc được nuôi trong các trang trại phi hữu cơ thường được tiêm thêm hormone giới tính với mục đích kích thích tăng trưởng, chẳng hạn như estrogen và testosterone, vì vậy gia súc sẽ lớn nhanh hơn. Một số chuyên gia cho biết những hormone này có thể gây ra dậy thì sớm ở trẻ gái, nhưng cũng một số chuyên gia khác cho rằng nó không có tác dụng nào đối với cơ thể

Thịt bò hữu cơ không chứa các chất độc hại giúp bảo vệ sức khoẻ người dùng

2. Thịt gia cầm và thịt lợn hữu cơ

Các loại thịt gia cầm và lợn hữu cơ là thịt không được nuôi bằng các loại thực phẩm có chứa thuốc trừ sâu tổng hợp và phân bón tổng hợp. Các loại gia cầm và lợn này cũng không được phép sử dụng kháng sinh với mục đích tăng trưởng.

Đây là tiêu chuẩn cơ bản cho các loại thịt gia cầm và thịt lợn hữu cơ. Còn đối với các loại thịt thông thường thì có khả năng các loại thịt này vẫn được dùng các loại kháng sinh thường xuyên với các mục đích tăng trưởng, phòng bệnh, điều trị bệnh,...Điều này đang góp phần gia tăng tình trạng kháng kháng sinh hiện tại.

3. Bỏng ngô lò vi sóng

Trong nhiều năm, nhiều túi bỏng ngô vi sóng đã sử dụng axit perfluorooctanoic (PFOA) để ngăn chặn các hạt bỏng ngô dính vào. Sau khi phát hiện ra hóa chất này liên quan đến một số bệnh ung thư, và một thành phần trong bơ nhân tạo có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp. Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo các bạn nên mua các sản phẩm hữu cơ đối với món bỏng ngô sẽ hạn chế được phần nào các nguy cơ về sức khỏe.

4. Lựa chọn hải sản

Nhiều quốc gia hiện không có tiêu chuẩn dành cho hải sản hữu cơ. Vì vậy bạn chỉ cần mua hải sản thông thường. Tuy nhiên bạn nên lưu ý để lựa chọn những loại hải sản chứa hàm lượng thủy ngân thấp. Các loại hải sản kích cỡ nhỏ như tôm, cá hồi và cá cơm là những món có chứa hàm lượng thủy ngân thấp hơn.

5. Trái bơ

Các nhà khoa học đã phân tích 48 loại trái cây và rau quả khác nhau, họ phát hiện ra rằng bơ có ít thuốc trừ sâu nhất. Và có 1 nguyên tắc thú vị là những trái cây mà bạn phải gọt vỏ trước khi ăn ví dụ dứa và dưa hấu thì có hàm lượng thuốc trừ sâu thấp hơn. Bạn nên rửa sạch các thực phẩm này trước khi gọt bỏ vỏ hay cắt nhỏ.

6. Dâu tây và rau cải xoăn

Đây là hai loại nông sản hay được phun nhiều hóa chất bảo vệ thực vật nhất do rất dễ bị sâu hại, vì thế bạn nên chọn các sản phẩm hữu cơ hoặc chọn một nông trại tin cậy để mua các sản phẩm này.

Trên đây là một số thông tin về dinh dưỡng hữu cơ hay thực phẩm hữu cơ. Hy vọng bài viết trên giúp bạn có sự lựa chọn đúng các thực phẩm tốt cho sức khỏe của bạn và người thân.

 

 

 

 

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc (0)
Nhập thông tin của bạn:

Bài viết mới nhất

Ký cam kết thực hiện pháp luật về An toàn giao thông và an toàn thực phẩm cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên

Tin về ATTP | 26-01-2024

Bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân năm 2024

Tin về ATTP | 26-01-2024

Đảm bảo thực phẩm an toàn ngày Tết

Tin về ATTP | 19-01-2024

Kiểm soát thực phẩm những ngày cận Tết

Tin về ATTP | 19-01-2024

Bảo quản thực phẩm an toàn trong Tết Nguyên đán

Tin về ATTP | 19-01-2024