Tin tức

Thanh Hóa nâng cao năng lực quản lý an toàn thực phẩm trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản

Tin về ATTP | 30-12-2021 | 26 lượt xem

 

 

Trong thời gian qua, công tác quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện quyết liệt, tạo sự chuyển biến tích cực, đáp ứng hàng hóa nông sản bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh và xuất khẩu.

 

Cơ sở sản xuất nước mắm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh hiện có 240.849 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc diện quản lý của các cấp. Trong đó, 1.516 cơ sở thuộc diện quản lý của cấp tỉnh, 11.257 cơ sở thuộc diện quản lý của UBND cấp huyện, 228.076 cơ sở thuộc diện quản lý của UBND cấp xã. Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18-8-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vệ sinh ATTP đến năm 2020; tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về ATTP được thành lập và kiện toàn từ cấp tỉnh đến cấp xã. Quy định, phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý của các ngành, các cấp rõ ràng, phát huy được tính chủ động trong thực hiện nhiệm vụ. Công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn được thực hiện thường xuyên, góp phần nâng cao nhận thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất thực phẩm bảo đảm chất lượng, an toàn. Công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, liên ngành và xử lý vi phạm về ATTP đã phát huy hiệu quả. Một số địa phương trong tỉnh đã mở rộng quy mô sản xuất, chủ động liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn, thu hút được nhiều doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài tỉnh đầu tư. Những vấn đề gây bức xúc về thực phẩm nông, lâm, thủy sản không an toàn trên địa bàn tỉnh đã được kiểm soát và giảm cả số lượng, mức độ và hiện tượng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo đảm ATTP nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức do sản xuất nhỏ lẻ, nguy cơ mất ATTP còn cao; thói quen lạm dụng, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc kích thích sinh trưởng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến không đúng quy trình, quy định còn khá phổ biến, chưa định danh được các hóa chất độc hại không rõ nguồn gốc tồn dư trong thực phẩm. Việc kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, nhất là ở các cơ sở nhỏ lẻ và kinh doanh sản phẩm tươi sống chưa bảo đảm vệ sinh thú y và ATTP. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản chưa đáp ứng điều kiện bảo đảm ATTP chiếm tỷ lệ còn cao, nhất là các cơ sở vừa và nhỏ... Công tác thông tin, tuyên truyền về ATTP vẫn chưa sâu rộng đến doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và người dân. Công tác quản lý điều kiện đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện, cấp xã gặp nhiều khó khăn. Công tác thanh tra, kiểm tra tuy đã được thực hiện nhưng chủ yếu theo kế hoạch, công tác hậu kiểm chưa thường xuyên, kịp thời. Các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn nhiều nhưng chủ yếu quy mô nhỏ, hiệu quả đạt được chưa cao.

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về ATTP, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức cũng như hành động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh. Các địa phương trong tỉnh tích cực phát triển sản xuất nông sản tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao, theo chuỗi giá trị để tạo ra nhiều sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Hàng năm, tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức, trách nhiệm về công tác bảo đảm ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực này. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và hệ thống kiểm soát chất lượng cho lực lượng quản lý các cấp bảo đảm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý chất lượng ATTP. Tích cực công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về ATTP. Tổ chức thực hiện cam kết và tổ chức kiểm tra việc cam kết sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản đối với các cơ sở có liên quan...

 

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc (0)
Nhập thông tin của bạn:

Bài viết mới nhất

Thanh Hóa tăng cường thanh kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin về ATTP | 18-07-2024

Thanh Hóa: Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu về bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp tình hình địa phương.

Tin hoạt động | 18-07-2024

Hội nghị trực tuyến “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm”

Tin hoạt động | 27-05-2024

Phối hợp tập huấn công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin hoạt động | 15-05-2024

Thanh Hóa: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa  phối hợp với Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức Hội nghị  tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, giám sát về an toàn thực phẩm cho Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn; Ban Điều hành mô hình “Khu dân cư tự quản về an toàn thực phẩm” ở khu dân cư trên địa bàn huyện Yên Định.

Tin về ATTP | 01-04-2024