Tin tức

Thanh Hóa: Bảo đảm an toàn thực phẩm, chất lượng nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh

Tin về ATTP | 14-09-2022 | 41 lượt xem

 

Trong thời gian qua, để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, trên địa bàn tỉnh đã phát triển và mở rộng diện tích sản xuất theo quy định thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam (VietGAP) ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Toàn tỉnh đã xây dựng được vùng lúa thâm canh chất lượng cao 67.000 ha; duy trì kiểm soát chất lượng và dán tem hàng năm cho 812,5 ha sản xuất rau quả an toàn tập trung, 101,18 ha sản xuất trong nhà lưới; 1.140 hộ chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận VietGAP nông hộ... Ngoài ra, người nuôi tôm đã đầu tư xây dựng ao/bể nuôi trong nhà màng, nhà lưới khoảng 85 ha, tập trung ở các huyện Nga Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương và thị xã Nghi Sơn, năng suất đạt từ 30 - 50 tấn/ha/vụ, có thể nuôi 3 vụ/năm.

Nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 146/KH-UBND về việc đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông - lâm - thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022–2030.

 

Kế hoạch hướng đến mục tiêu tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp chính quyền, các ngành chức năng trong công tác đảm bảo ATTP nông lâm thủy sản; tạo sự chuyển biến rõ nét về chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông lâm thủy sản tỉnh Thanh Hoá trong thời kỳ hội nhập và phát triển; một số sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản có lợi thế xây dựng được thương hiệu; mở rộng được thị trường ngoài tỉnh và xuất khẩu; đồng thời góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của nhân dân.

Kế hoạch đề ra các mục tiêu cụ thể cho các giai đoạn 2022 – 2025 và giai đoạn 2026 - 2030. Theo đó, giai đoạn 2022 - 2025, phấn đấu đạt diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thủy sản, số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt GAP (như VietGAP hoặc tương đương) tăng 10%/năm. 100% cơ sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP hoặc ký cam kết tuân thủ quy định ATTP. Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm sản và thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 22000 (hoặc tương đương) tăng tương ứng 10%/năm và 15%/năm. Tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu (làm sẵn, ăn liền) tăng 10%/năm. Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát vi phạm các quy định ATTP giảm 10%/năm. 100% cán bộ quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.

Trong giai đoạn 2026 – 2030, sẽ đạt diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thủy sản, số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt GAP (như VietGAP hoặc tương đương) tăng 15%/năm. Duy trì 100% cơ sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP hoặc ký cam kết tuân thủ quy định ATTP. Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm sản và thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 22000 (hoặc tương đương) tăng tương ứng 15%/năm và 20%/năm. Tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu (làm sẵn, ăn liền) tăng 15%/năm. Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát vi phạm các quy định an toàn thực phẩm giảm 10%/năm. Duy trì 100% cán bộ quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.

Để đạt được các mục tiêu này, Kế hoạch nêu rõ 09 nhóm giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới. Cụ thể, lồng ghép nhiệm vụ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đủ điều kiện sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn vào các kế hoạch, đề án giai đoạn 2022 – 2025. Đồng thời, triển khai hiệu quả hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật và thông tin, truyền thông về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản. Bên cạnh đó, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, người lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc quản lý, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm về ATTP; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số đảm bảo năng suất, chất lượng, ATTP và truy xuất nguồn gốc; xây dựng, phát triển vùng sản xuất nông sản tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao, chứng nhận GAP. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, nông lâm thủy sản áp dụng, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến HACCP, ISO 22000 (hoặc tương đương); xây dựng các mô hình chế biến sâu (sản phẩm làm sẵn, ăn liền) tăng giá trị gia tăng; phát triển thị trường nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn; phát huy vai trò, trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác đảm bảo ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh.

 

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc (0)
Nhập thông tin của bạn:

Bài viết mới nhất

Thanh Hóa tăng cường thanh kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin về ATTP | 18-07-2024

Thanh Hóa: Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu về bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp tình hình địa phương.

Tin hoạt động | 18-07-2024

Hội nghị trực tuyến “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm”

Tin hoạt động | 27-05-2024

Phối hợp tập huấn công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin hoạt động | 15-05-2024

Thanh Hóa: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa  phối hợp với Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức Hội nghị  tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, giám sát về an toàn thực phẩm cho Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn; Ban Điều hành mô hình “Khu dân cư tự quản về an toàn thực phẩm” ở khu dân cư trên địa bàn huyện Yên Định.

Tin về ATTP | 01-04-2024