Tin tức

Sàn thương mại điện tử - thêm kênh tiêu thụ nông sản

Tin Sưu tầm | 22-06-2021 | 14 lượt xem

 

Sàn thương mại điện tử sẽ giúp bà con trong việc tiêu thụ nông sản, bà con đưa lên sàn, sản phẩm có xuất xứ, không bị làm giả... Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ hỗ trợ, giúp đỡ để các hộ nông dân được tiếp cận với công nghệ số.

 

HNTT về chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT

Ngày 18/6, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan đồng chủ trì hội nghị trực tuyến về chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn với 63 tỉnh, thành phố.

Kết nối hàng trăm nghìn gia đình mua quả vải tươi trên sàn thương mại điện tử

Nói về hành vi của người tiêu dùng đối với giao dịch trên các sàn thương mại điện tử trong vụ vải thiều năm 2021, đại diện sàn thương mại điện tử Postmart của VNPT đánh giá có sự "thay đổi chóng mặt". Người dân lên sàn thương mại điện tử tăng đột biến. Từ chỉ một vài nghìn người mua bán mỗi ngày trước đây thì nay đã tăng lên hàng trăm nghìn. Tính riêng từ 1/6 đến nay, đã có đã có 300.000 - 400.000 lượt người mua vải thiều trên sàn của Postmart và Vỏ Sò, mỗi ngày có thể chốt 36.000 - 37.000 đơn; đã có 4,6 triệu lượt truy cập tìm hiểu về sản phẩm vải thiều.

Từ thành công này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng hy vọng, thời gian tới sẽ là hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm nông sản khác được đưa lên sàn thương mại điện tử, kết nối người mua và người sản xuất.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, một sàn thương mại điện tử sẽ giúp giải quyết cho bà con trong việc tiêu thụ nông sản; có thể giải quyết được những khó khăn cho nông dân nhưng sàn phải kết nối được nông dân với người tiêu dùng. Sàn thương mại điện tử cũng sẽ kết nối nông dân với các nhà cung cấp những hàng hóa đầu vào cho người nông dân đảm bảo chất lượng, xuất xứ, không bị làm giả, giá cả cạnh tranh.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, các doanh nghiệp công nghệ đã sẵn sàng hoàn thiện các sàn thương mại điện tử cho nông dân. Cùng đó, các doanh nghiệp trong nước cũng đã có đủ hạ tầng, khả năng để đưa nông sản đến từng hộ gia đình trong cả nước.

Hỗ trợ, giúp đỡ để các hộ nông dân được tiếp cận với công nghệ số

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, từ trước đến nay chúng ta đã nói nhiều đến kinh tế tri thức, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng thực hiện vẫn rất nhạt nhòa. Sự mù mờ về thông tin như hiện nay sẽ làm ngắt quãng cung - cầu... Một nền nông nghiệp mù mờ sẽ dẫn đến hệ quả phải giải cứu. Vì vậy, đã đến lúc kinh tế tri thức phải được đưa vào cánh đồng, nhà máy.

Ông Lê Minh Hoan mong muốn nền nông nghiệp được định vị và minh bạch dữ liệu thông tin, để vươn xa hơn và sẽ hỗ trợ, giúp đỡ để các hộ nông dân được tiếp cận với công nghệ số, để không ai bỏ lỡ chuyến tàu này.

"Bộ NN&PTNT muốn xây dựng một hình ảnh nền nông nghiệp chuyển đổi số, hình ảnh hàng chục triệu hộ nông dân Việt Nam không phải là tay lấm chân bùn nữa mà là những người nông dân thông minh, những người nông dân chuyển đổi số. Bản thân việc này đã tạo ra giá trị cho nông sản Việt Nam rồi" - ông Lê Minh Hoan khẳng định.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, chuyển đổi số không phải là quá đao to búa lớn mà thực chất là cách làm nông nghiệp khác đi nhờ dữ liệu và công nghệ số.

Nông dân gặp khó khăn là không có mạng internet, tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, việc này không có gì phải lo lắng, hiện chỉ còn 2.000 thôn chưa có sóng di động, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ chỉ đạo phủ sóng ngay trong năm nay.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng chỉ đạo mỗi một hộ dân nông thôn phải có ít nhất một điện thoại thông minh để truy cập internet, có một đường cáp quang. Mục tiêu này trước mắt Bộ Thông tin và Truyền thông đặt ra phải hoàn thành trước năm 2030, nếu có Bộ NN&PTNT vào cuộc thì sẽ hoàn thành trước năm 2023.

Trong kế hoạch chuyển đổi số của Bộ NN&PTNT đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế số trong nông nghiệp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp, người dân tham gia các hoạt động trong nông nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ số vào quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp...Bộ này cũng đặt ra mục tiêu 80% cơ sở dữ liệu về nông nghiệp được xây dựng, cập nhật trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) có sự đóng góp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng.

 

Nguồn: thoibaotaichinhvietnam.vn

 

 

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc (0)
Nhập thông tin của bạn:

Bài viết mới nhất

Thanh Hóa: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa  phối hợp với Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức Hội nghị  tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, giám sát về an toàn thực phẩm cho Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn; Ban Điều hành mô hình “Khu dân cư tự quản về an toàn thực phẩm” ở khu dân cư trên địa bàn huyện Yên Định.

Tin về ATTP | 01-04-2024

Một số biện pháp để phòng chống ngộ độc thực phẩm trong trường học

Tin về ATTP | 01-04-2024

Ký cam kết thực hiện pháp luật về An toàn giao thông và an toàn thực phẩm cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên

Tin về ATTP | 26-01-2024

Bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân năm 2024

Tin về ATTP | 26-01-2024

Đảm bảo thực phẩm an toàn ngày Tết

Tin về ATTP | 19-01-2024