Tin tức

Những sai lầm nguy hiểm khi sử dụng màng bọc thực phẩm sẽ biến đồ ăn trở nên 'độc hại'

Tin Sưu tầm | 17-06-2021 | 29 lượt xem

Màng bọc thực phẩm hữu ích là vậy xong theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu không biết lựa chọn và sử dụng đúng cách thì vật dụng này có thể tăng nguy cơ mắc bệnh cho nhiều gia đình.

Mùa hè là thời điểm vi khuẩn sinh sôi nhiều, khiến đồ ăn dễ nhiễm khuẩn vì thế bảo quản thực phẩm là việc làm rất quan trọng. Hiện nay, nhu cầu sử dụng màng bọc thực phẩm ngày càng gia tăng. Trong gian bếp của các gia đình thường có sẵn vật dụng này để bọc đồ tươi sống, đồ nấu chín trước khi cho vào tủ lạnh. 

Màng bọc thực phẩm hữu ích là vậy xong theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu không biết lựa chọn và sử dụng đúng cách thì vật dụng này có thể tăng nguy cơ mắc bệnh cho nhiều gia đình.

 

1. Bọc thức ăn rồi cho vào lò vi sóng

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho hay: Theo khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm, người dùng nên sử dụng các loại bao gói thực phẩm trong điều kiện dưới 70 độ C. Nếu gói đồ ăn rồi cho vào lò vi sóng, mức nhiệt có thể lên tới 160 độ C. Đáng nói, màng bọc thực phẩm có thể chứa những chất hóa học như Phthalates và DEHA... trong nhiệt độ cao, những chất hóa học này có thể tan chảy, hòa lẫn với thức ăn và tiềm ẩn nguy cơ ung thư.

 

Hướng dẫn rã đông thực phẩm.

 

2. Dùng loại màng bọc thực phẩm kém chất lượng

Bàn về màng bọc thực phẩm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho rằng hiện nay các sản phẩm màng bọc thực phẩm thường được sản xuất từ nguyên liệu PVC hoặc PE.

Trong đó, PVC thường cứng và giòn nên nhà sản xuất thường cho thêm chất hóa dẻo để làm tăng độ dai cho màng bọc. Nếu như sử dụng chất tạo dẻo được công nhận an toàn với hàm lượng đúng quy định thì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, một số sản phẩm màng bọc kém chất lượng có thể được sử dụng một số chất tạo dẻo độc hại như: DEHP có thể tăng nguy cơ gây ngộ độc; chất hóa dẻo catdimi có thể gây ung thư.

Ngược lại, theo PGS Thịnh, màng bọc sản xuất từ PE an toàn hơn vì nó chứa ít chất phụ gia gây hại hơn. Chính vì vậy, chuyên gia khuyên nên sử dụng màng PE để bảo quản thực phẩm.

3. Dùng màng bọc thực phẩm cho đồ nóng, nhiều dầu

Chúng ta không nên sử dụng màng bọc thực phẩm cho thực phẩm đang nóng hoặc chứa nhiều dầu mỡ bởi nhiệt độ của thức ăn có thể khiến các thành phần hóa học của màng bọc chảy ra, hòa cùng với thực phẩm. Khi bạn tiêu thụ, có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dạ dày, tăng nguy cơ ung thư. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng màng bọc ở môi trường acid, kiềm hoặc nhiệt độ cao.

 

 

4. Không đảm bảo khoảng cách giữa màng bọc thực phẩm và đồ ăn

Để đảm bảo an toàn, khi sử dụng màng bọc thực phẩm cần phải ngăn cách thức ăn ít nhất 2,5cm để tránh các hóa chất xâm nhập vào. Các chuyên gia khuyên nên đựng đồ ăn trong hộp có thành cao, sau đó mới dùng màng bọc thực phẩm.

Cách sử dụng màng bọc thực phẩm an toàn nhất

- Theo Cục ATTP, người tiêu dùng chỉ nên sử dụng màng bọc thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng (có tên, địa chỉ của nhà sản xuất), sản phẩm đã được cơ quan chức năng đăng ký, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm.

- Thực phẩm cần bảo quản màng bọc thực phẩm phải được làm sạch, để khô, ráo trước khi sử dụng màng bọc trực tiếp bao phủ sản phẩm.

- Màng bọc thực phẩm cần được bảo quản tại nơi khô ráo, trong nhiệt độ thường. Không dùng màng bọc đã bị mốc, có hiện tượng co rúm hoặc để lâu.

- Màng PE có màu trắng, trong suốt, ít dính tay, dai và dễ bóc tách. Loại màng bọc này dễ cháy. Màng PVC có màu trắng hoặc vàng ngà, trong suốt, dễ dính tay và khó bóc tách. Loại màng bọc này khó cháy. Nên lựa chọn màng bọc PE cho thức ăn đã chế biến, PVC cho đồ ăn sống, chưa qua chế biến.

 

Nguồn: Báo tổ quốc

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc (0)
Nhập thông tin của bạn:

Bài viết mới nhất

Thanh Hóa tăng cường thanh kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin về ATTP | 18-07-2024

Thanh Hóa: Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu về bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp tình hình địa phương.

Tin hoạt động | 18-07-2024

Hội nghị trực tuyến “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm”

Tin hoạt động | 27-05-2024

Phối hợp tập huấn công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin hoạt động | 15-05-2024

Thanh Hóa: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa  phối hợp với Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức Hội nghị  tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, giám sát về an toàn thực phẩm cho Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn; Ban Điều hành mô hình “Khu dân cư tự quản về an toàn thực phẩm” ở khu dân cư trên địa bàn huyện Yên Định.

Tin về ATTP | 01-04-2024