Tin tức

Ngộ độc rượu trước, trong và sau tết

Tin về ATTP | 03-02-2023 | 51 lượt xem

Qua thực tế và nghiên cứu, ngộ độc rượu được biểu hiện ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Dấu hiệu ngộ độc nhẹ thì mệt mỏi, cảm giác luôn trong tình trạng lơ mơ, cơ thể mất cân đối, nặng thì nôn nhiều, vã mồ hôi, hôn mê, mạch nhanh, suy hô hấp… có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Rượu bia hay đồ uống có cồn đã có từ rất lâu đời, từ rượu vang, wishky, blendy, vodka, cognac, còn ở Việt Nam còn có các loại rượu ủ lên men truyền thống và chưng cất từ gạo, ngô, sắn (mỳ); một điểm chung của tất cả các loại rượu này nếu uống số lượng vừa phải sẽ có phần tốt cho cơ thể và ngược lại, nếu uống nhiều sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Ít ai phủ nhận được bia rượu sẽ làm cho bữa tiệc trở lên vui hơn, mọi người sẽ thân mật và gần gũi hơn nhưng cũng gây không ít hệ lụy như: tai nạn giao thông, gây mất trật tự nơi công cộng, đặc biệt với sức khỏe con người. 

Trước, trong và sau Tết Nguyên đán không ít vụ ngộ độc rượu bia đã xảy ra. Nhiều bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, hôn mê, suy thận, suy gan thậm chí tử vong sau những buổi nhậu trong dịp xuân về. 

Dấu hiệu ngộ độc rượu 

Theo nghiên cứu, có 2 loại ngộ độc rượu là ngộ độc ethanol và ngộ độc methanol. Khi bị ngộ độc rượu, người bệnh thường có những triệu chứng như nôn mửa, da xanh, tím tái, hạ thân nhiệt, bất tỉnh, lơ mơ, mất ý thức, co giật, tê yếu một bên chân tay hoặc một bên mặt…

 

Hình ảnh minh họa: Ngộ độc rượu có thể gây hậu quả nghiêm trọng

Người bệnh bị ngộ độc rượu ethanol hoặc uống phải rượu pha từ cồn công nghiệp có chứa methanol đều nguy hiểm đến sức khỏe, đã có nhiều bệnh nhân phải thở máy dài ngày và lọc máu liên tục do bị ngộ độc rượu.

Ngộ độc rượu được biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ (không kiểm soát được cảm xúc, dễ tức giận, nổi nóng, đi đứng không vững…) đến ngộ độc nặng (bị nôn nhiều, vã mồ hôi, hôn mê, mạch nhanh, rối loạn nhịp thở, suy hô hấp, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt, có thể tử vong nếu không được cấp cứu). 

Ngộ độc rượu diễn ra khi người bệnh uống rượu quá mức đáp ứng của cơ thể, kể cả với những sản phẩm đã được xác nhận an toàn thực phẩm; ngộ độc rượu có pha methanol nặng nề và nguy hiểm hơn rất nhiều so với ngộ độc ethanol. Sau một vài giờ uống rượu, methanol đi vào cơ thể chuyển hóa nhanh thành các axit gây độc cho tất cả các tế bào, đặc biệt các tế bào não, gan và thị giác. Người bệnh có biểu hiện đau bụng dữ dội, đau đầu, chóng mặt, nôn, hạ thân nhiệt, khó thở, giảm hoặc mất thị lực. Nặng hơn có biểu hiện suy hô hấp, suy tuần hoàn rất nhanh, nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong nhanh chóng. Những trường hợp người bệnh được cấp cứu cũng có thể phải chịu di chứng nặng nề ở não, mắt, gan, thận…

Cấp cứu như thế nào?

Qua tham khảo chuyên môn từ bác sỹ và các tài liệu liên quan được biết, khi sử dụng nồng độ ethanol từ 20 - 400 mg/dl, cơ thể con người sẽ có những phản ứng lại. Đầu tiên là rối loạn ức chế, kích thích gây cảm xúc không ổn định, nói nhiều, hưng cảm. Trong trường hợp này, người thân cần bù nước, bù điện giải, glucose để đảm bảo hô hấp, tuần hoàn cho người say rượu. Nhưng khi dùng quá nhiều, trên 400 mg/dl, người uống có thể bị xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, trụy tim mạch, tử vong. Theo nghiên cứu, tham khảo các tài liệu và thực tế thì methanol có thể hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa, da và đường hô hấp trong khoảng thời gian từ 30 tới 90 phút tùy theo cơ địa của từng người.

Khi vào cơ thể, ethanol được chuyển hóa nhanh hơn vì vậy, nhiễm độc cồn công nghiệp thường xuất hiện chậm hơn, khoảng 18 giờ sau uống; khi vào cơ thể, ethanol được chuyển hóa nhanh hơn vì vậy, nhiễm độc cồn công nghiệp methanol thường xuất hiện chậm hơn. Khi ngộ độc methanol, ngoài các biểu hiện say rượu thông thường, sau 30 phút, người uống sẽ bị rối loạn ý thức, hôn mê, ứ đọng đờm, suy hô hấp, hạ thân nhiệt; sau 18 giờ, bệnh nhân có thể ngủ lịm, lẫn lộn, hôn mê, co giật, cơ thể dần có phản ứng mạnh hơn với triệu chứng mắt nhìn mờ, sợ ánh sáng dần mất thị lực. Người bệnh có thể đau lưng, cứng gáy, cứng cơ, da lạnh và vã mồ hôi.

Khi gặp trường hợp này, người thân cần đặc biệt chú ý các biểu hiện trên. Bệnh nhân thở khò khè, nhiều đờm cần cho bệnh nhân nằm nghiêng, hút đờm; khi người say tím tái, co giật cần cho thở oxy, hô hấp nhân tạo tại chỗ, không để bệnh nhân ngã, va đập. Sau đó nên đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Để nhận biết rượu dởm rất khó, vì methanol uống rất giống với rượu ethanol thông thường, thậm chí còn ngọt, dễ uống hơn, khi mới uống, bệnh nhân cũng có cảm giác giống với say rượu nên dễ bị nhầm lẫn.

Hầu hết các trường hợp ngộ độc methanol khi đã có triệu chứng rõ ràng đến viện là tổn thương não, mù mắt và tụt huyết áp, tình trạng nguy kịch, các bác sĩ khuyến cáo, để phòng tránh ngộ độc cồn công nghiệp methanol, người dân hãy lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo, rõ ràng; người dân cũng nên hạn chế tối đa có thể việc uống rượu để đảm bảo an toàn sức khỏe.

 

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc (0)
Nhập thông tin của bạn:

Bài viết mới nhất

Ký cam kết thực hiện pháp luật về An toàn giao thông và an toàn thực phẩm cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên

Tin về ATTP | 26-01-2024

Bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân năm 2024

Tin về ATTP | 26-01-2024

Đảm bảo thực phẩm an toàn ngày Tết

Tin về ATTP | 19-01-2024

Kiểm soát thực phẩm những ngày cận Tết

Tin về ATTP | 19-01-2024

Bảo quản thực phẩm an toàn trong Tết Nguyên đán

Tin về ATTP | 19-01-2024