Tin tức

Một số thực phẩm nên ăn bổ sung sau khi bị nhiễm Covid-19?

Tin về ATTP | 27-09-2022 | 25 lượt xem

Một số thực phẩm nên ăn bổ sung sau khi bị nhiễm Covid-19?

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với miễn dịch của cơ thể, nguy cơ nhiễm trùng và khả năng phục hồi của cơ thể sau bệnh tật. Dinh dưỡng kém ảnh hưởng đến sức khỏe miễn dịch, đặc biệt tăng lên khi nhiễm Covid-19. Vậy sau khi nhiễm Covid-19 chúng ta nên ăn bổ sung những thực phẩm nào để nhanh chóng phục hồi sức khỏe?

Sau khi nhiễm Covid 19, người bệnh bị ảnh hưởng đến gần như toàn thể cơ thể, tình trạng dinh dưỡng kém do chán ăn, tăng nhu cầu của cơ thể đối với dinh dưỡng. Bên cạnh đó, còn có thể làm giảm khả năng tiếp cận nguồn thực phẩm đầy đủ do sự giãn cách xã hội nhằm hạn chế sự lây lan bệnh dịch.

Nhiều bệnh nhân COVID mặc dù đã khỏi bệnh nhưng vẫn còn các di chứng và diễn ra khá dai dẳng. Đặc biệt các di chứng liên quan đến phổi. Ngoài luyện tập thở giúp lưu thông đường hô hấp, thì bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho phổi hậu COVID, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ hỗ trợ tăng cường miễn dịch, tăng khả năng chống đỡ bệnh tật. Một số thực phẩm nên ăn bổ sung tăng cường sức khỏevà hồi phục nhanh sau khi bị nhiễm Covid-19

 

Hình ảnh: Một số loại trái cây có múi mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng

1. Quả lê

Thành phần dinh dưỡng của quả lê có chứa nhiều acid malic, acid citric, carotene, vitamin C... Những thành phần này có tác dụng hỗ trợ làm sạch phổi hậu Covid-19. Người bệnh nên ăn Lê vào thời điểm buổi sáng hoặc buổi trưa để phát huy tác dụng làm sạch phổi. Nếu ăn vào buổi tối thì không nên đi ngủ ngay sau khi ăn, vì lúc này đường và chất xơ được giải phóng trong cơ thể sẽ làm rối loạn chu kỳ giấc ngủ. Hơn nữa, bạn cũng không ăn lê khi đói vì chất xơ trong lê có thể làm hỏng màng nhầy.

2. Quả Táo

Táo có khá nhiều lợi ích với sức khỏe, một trong những lợi ích phải kể đến đó chính là ăn táo sẽ tốt cho phổi. Vì trong táo có nhiều thành phần chất chống oxy hóa như flavonoid, quercetin có tác dụng bảo vệ phổi khỏi các tác hại ô nhiễm không khí và khói thuốc lá. Những người ăn 5 quả táo trở lên mỗi tuần có thể làm giảm được nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

3. Bưởi

Bưởi có thành phần chất khoáng khá phong phú cùng với các loại vitamin như vitamin C, vitamin B6, acid folic... Những hợp chất này đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của phổi và giúp cơ thể bảo vệ phổi tránh khỏi những nhiễm trùng cũng như miễn dịch tổng thể. Hơn nữa, bưởi còn có đặc tính chống oxy hoá và chống viêm mạnh mẽ. Vì vậy, ăn bưởi vào buổi sáng có thể giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, đồng thời giảm viêm cho hệ hô hấp. Những người ăn bưởi thường xuyên có chức năng phổi tốt hơn so với những người không ăn bưởi. Đối với người mắc Covid-19 hoặc xơ phổi hậu Covid-19 nên ăn bưởi để tốt cho thông khí phổi.

4. Cà phê

Các nghiên cứu đã chứng minh được trong cafein có tác dụng tương tự như thuốc giãn phế quản và có thể làm cải thiện chức năng của phổi trong vòng 2-4 giờ sau khi ăn. Trong những trường hợp có các nguy cơ phổi hậu Covid-19, sử dụng cà phê hợp lý có thể cải thiện và làm người bệnh cảm thấy dễ thở hơn.

Bên cạnh đó, trong cà phê còn chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh và các chất khác có thể làm giảm viêm và bảo vệ cơ thể chống lại một số bệnh lý khác.

5. Trà xanh

Trà xanh có tác dụng chống oxy hóa, từ đó giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi phổi, bảo vệ phổi trước yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, bị bẩn, hóa chất độc hại...

Hơn nữa, lá trà xanh còn có tác dụng chống các bệnh như ung thư phổi, giảm cholesterol máu, chống các bệnh truyền nhiễm...Không những thế, trà xanh còn giúp giảm khoảng từ 70-80% các gốc tự do phá huỷ phổi, cũng như các tế bào khác trong cơ thể. Trong trà xanh còn chứa hợp chất quercetin có khả năng làm chậm quá trình dị ứng trong cơ thể.

6. Các loại hạt

Hạt điều, hạt hướng dương, hạt bí, hạnh nhân, óc chó... đều cung cấp lượng lớn các chất khoáng và magie cần thiết cho cơ thể. Đây cũng chính là các chất thiết yếu có tác dụng làm giãn cơ trơn bao bọc xung quanh các phế quản, làm giãn phế quản, đồng thời giúp không khí đi vào đường thở tới các phế nang làm nhiệm vụ trao đổi khí cho hệ hô hấp được dễ dàng hơn..

7. Tỏi , gừng

Tỏi cung cấp hàm lượng lớn hợp chất flavonoid giúp sản sinh ra glutathione có tác dụng loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Thường xuyên ăn tỏi sống mỗi ngày có thể giúp làm nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới phổi khoảng 44%.

Gừng có đặc tính chống viêm hiệu quả, giúp loại bỏ tạp chất ra ngoài phổi. Hơn nữa gừng giúp lưu thông khí huyết cải thiện tuần hoàn của phổi.

8. Củ cải

Củ cải  có nhiều lợi ích như giảm huyết áp, tối ưu hóa lượng oxy hoặc giúp những người gặp khó khăn trong việc hô hấp. Với thành phần dinh dưỡng giàu vitamin C, củ cải trắng có thể giúp cơ thể bảo vệ hệ miễn dịch, đồng thời kích thích sản xuất tế bào bạch cầu, hỗ trợ chữa lành mô và phục hồi tế bào bị tổn thương. Nước ép củ cải trắng còn có tác dụng làm thông thoáng đường thở bị tắc, đồng thời loại bỏ chất nhờn dư thừa giúp chống lại bệnh tật.

9. Cà chua

Cà chua có chứa thành phần lycopene-carotenoid liên quan đến cải thiện chức năng của phổi. Sử dụng cà chua giúp cải thiện đường thở, đồng thời giảm viêm rất tốt.

10. Rau màu xanh

Các loại rau lá xanh đậm như cải ngọt, cải bó xôi, cải xoăn, bắp cải ... cung cấp hàm lượng carotenoid, sắt, kali, vitamin... Những chất này có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ.

Trong bắp cải có chứa hợp chất giúp thanh nhiệt giải độc và giảm ho, bên cạnh đó thực phẩm này cũng khá phù hợp với những người bệnh mắc viêm phổi.

3. Cải thiện chức năng phổi hậu Covid-19

Để tăng cường chức năng phổi hậu Covid-19, người bệnh có thể thực hiện các bài luyện tập thở đơn giản để cải thiện lưu lượng máu đến phổi và các đường dẫn truyền máu, khí trong lồng ngực. Nên hạn chế thuốc lá, vì thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh phổi khác và nhiễm trùng phổi. Tránh tiếp xúc với khói bụi hoặc môi trường ô nhiễm hoặc các hoá chất độc hại. Vì những chất độc này có thể lắng đọng trong khoang phổi và gây các vấn đề hô hấp.

Chế độ dinh dưỡng có vai trò lớn trong việc phục hồi sức khỏe sau hậu Covid-19. Người bệnh cũng nên thực hiện các hoạt động thể chất lành mạnh, vừa sức để tăng thêm sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật một cách hiệu quả. Nếu các triệu chứng hậu Covid-19 kéo dài ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống thì cần sớm đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị.

Biến chứng hậu Covid-19 ở mỗi người khác nhau nhưng có thể kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Người bệnh khi thăm khám sớm có thể kịp thời phát hiện và điều trị di chứng do bệnh Covid-19 gây ra, nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường, khỏe mạnh.

 

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc (0)
Nhập thông tin của bạn:

Bài viết mới nhất

Thanh Hóa: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa  phối hợp với Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức Hội nghị  tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, giám sát về an toàn thực phẩm cho Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn; Ban Điều hành mô hình “Khu dân cư tự quản về an toàn thực phẩm” ở khu dân cư trên địa bàn huyện Yên Định.

Tin về ATTP | 01-04-2024

Một số biện pháp để phòng chống ngộ độc thực phẩm trong trường học

Tin về ATTP | 01-04-2024

Ký cam kết thực hiện pháp luật về An toàn giao thông và an toàn thực phẩm cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên

Tin về ATTP | 26-01-2024

Bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân năm 2024

Tin về ATTP | 26-01-2024

Đảm bảo thực phẩm an toàn ngày Tết

Tin về ATTP | 19-01-2024