Tin tức

Một số dự phòng để làm giảm nguy cơ ô nhiễm thực phẩm

Tin về ATTP | 27-10-2021 | 18 lượt xem

 

Bảo quản và chế biến thực phẩm không đúng cách là nguyên nhân hàng đầu khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Nếu bạn để thực phẩm ở nhiệt độ từ 25-40 độ C, vi khuẩn có thể tăng gấp đôi số lượng sau khoảng 20 phút và sẽ tiếp tục nhân lên theo cấp số nhân.

Các loại thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn

Mặc dù tất cả các thực phẩm đều có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, nhưng một số thực phẩm sẽ dễ bị nhiễm khuẩn hơn các loại khác.

Các thực phẩm có hàm lượng nước cao, nhiều tinh bột hoặc nhiều protein sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, do đó sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn, ví dụ như: Trái cây và rau xanh chưa rửa; các loại dưa lưới, dưa vàng; thịt lợn, thịt gà, trứng, cá; các chế phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa và phô mai chưa tiệt trùng; mầm đậu; đồ ăn thừa bằng cách nấu chín và bảo quản đúng cách, có thể làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm khuẩn ở những thực phẩm này.

https://soyte.hanoi.gov.vn/documents/5065312/6056566/attp1.jpg/8513f452-7f56-49b8-9d93-514b1f982e3d?t=1632636918012

Bao lâu thực phẩm sẽ bị nhiễm khuẩn?

Vi khuẩn có thể sẽ nhân lên với tốc độ chóng mặt nếu được bảo quản trong nhiệt độ từ 25-40 độ C. Nếu bảo quản thực phẩm trong chạn bếp hoặc các khu vực khác ở ngưỡng nhiệt độ này, vi khuẩn có thể tăng lên với số lượng gấp đôi trong vòng 20 phút và tiếp tục nhân lên với tốc độ này trong nhiều giờ tiếp theo. Điều này cũng có thể sẽ khiến thực phẩm có nhiều khả năng có số lượng vi khuẩn phát triển vượt quá số lượng cho phép dẫn đến các triệu chứng bệnh.

Ngược lại, nếu bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ dưới 4-8 độ C (ngăn mát tủ lạnh) vi khuẩn sẽ phát triển rất chậm. Ở nhiệt độ -18 độ C (ngăn đá tủ lạnh), vi khuẩn sẽ bị bất động, còn được gọi là ở trạng thái ngủ và sẽ không nhân lên được. Nếu bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ trên 60 độ C, vi khuẩn sẽ không thể tồn tại được và sẽ bị tiêu diệt. Đó là lý do tại sao việc nấu chín thực phẩm và hâm lại thực phẩm đúng cách là rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc các bệnh do thực phẩm.

Để dự phòng sự phát triển quá nhanh của vi khuẩn, thì việc bảo quản thực phẩm ngoài khoảng nhiệt độ nguy hiểm là vô cùng quan trọng. Nếu để thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn trong khoảng nhiệt độ nguy hiểm trong vòng hơn 2 giờ, tốt nhất nên vứt chúng đi. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng, nếu thực phẩm đã nhiễm khuẩn thì việc bạn cất chúng lại trong tủ lạnh hoặc ngăn đá sẽ không giúp tiêu diệt vi khuẩn, thực phẩm đó vẫn sẽ không an toàn.

Dự phòng nhiễm khuẩn thực phẩm

Do nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình sản xuất ra thực phẩm, nên rất khó để đảm bảo rằng tất cả mọi người tham gia vào chuỗi xử lý thực phẩm từ nông trại đến bàn ăn đều thực hiện đúng quy trình vệ sinh.

Một số dự phòng để làm giảm nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, bao gồm:

+ Đọc kỹ hạn sử dụng và tránh mua các loại thực phẩm gần hết hạn sử dụng trừ khi bạn có ý định ăn ngay

+ Đặt thịt sống và thịt gia cầm trong những túi tách riêng

+ Làm sạch và tiệt trùng các túi đựng thực phẩm tái chế sau khi đi chợ/siêu thị về

+ Tránh ăn những loại rau củ quả sống chưa rửa sạch

+ Khi đi siêu thị, hãy chọn mua những thực phẩm dễ hỏng cuối cùng để giảm thời gian chúng ở trong khoảng nhiệt độ nguy hiểm, ví dụ như trứng, sữa, thịt gia cầm.

+ Cho thức ăn vào tủ lạnh ngay sau khi bạn về nhà

+ Vứt các loại đồ ăn mà bao bì, hộp đã bị móp méo hoặc hỏng

+ Tránh mua các loại thực phẩm tươi sống đã bị dập nát

+ Đảm bảo nhiệt độ tủ lạnh nằm trong khoảng từ 4 độ C và ngăn đá thấp hơn -18 độ C hoặc thấp hơn

+ Thịt sống, thịt gia cầm sống nên được bảo quan trong hộp hoặc túi kín ở ngăn cuối cùng của tủ lạnh để nước thịt không gây nhiễm khuẩn chéo

+ Bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh tối đa 2-3 ngày và nấu chín kỹ lại đúng nhiệt độ thích hợp

+ Thức ăn sau khi ăn thừa nên được cho vào hộp kín và để tủ lạnh càng sớm càng tốt sau bữa ăn.

+ Không để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh

+ Rửa sạch tay với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây sau khi chạm vào thịt sống, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi, sau khi chạm tay vào động vật, sau khi đổ rác, sử dụng điện thoại và các hoạt động khác có thể khiến tay bị nhiễm khuẩn

+ Rửa sạch các dụng cụ nhà bếp: dao, thớt, bàn bếp…

+ Sử dụng thớt riêng cho đồ chín và đồ sống, cho rau và thịt

+ Rửa sạch rau củ quả trước khi gọt vỏ hoặc cắt, nên rửa dưới vòi nước.

 

 

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc (0)
Nhập thông tin của bạn:

Bài viết mới nhất

Thanh Hóa: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa  phối hợp với Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức Hội nghị  tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, giám sát về an toàn thực phẩm cho Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn; Ban Điều hành mô hình “Khu dân cư tự quản về an toàn thực phẩm” ở khu dân cư trên địa bàn huyện Yên Định.

Tin về ATTP | 01-04-2024

Một số biện pháp để phòng chống ngộ độc thực phẩm trong trường học

Tin về ATTP | 01-04-2024

Ký cam kết thực hiện pháp luật về An toàn giao thông và an toàn thực phẩm cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên

Tin về ATTP | 26-01-2024

Bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân năm 2024

Tin về ATTP | 26-01-2024

Đảm bảo thực phẩm an toàn ngày Tết

Tin về ATTP | 19-01-2024