Tin tức

Kết quả tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

Tin về ATTP | 01-09-2021 | 17 lượt xem

          Sau hơn 02 năm cùng với các địa phương thực hiện Chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh đã có 62 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung sản xuất các sản phẩm chủ lực của tỉnh có khả năng đạt tiêu chuẩn OCOP.

          Đã có 21 sản phẩm của 14 HTX được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh (đều được dán tem truy xuất nguồn gốc), trong đó một số HTX có từ 02 sản phẩm OCOP trở lên, cụ thể: HTX dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc có 01 sản phẩm đạt 4 sao (Nếp hạt cau Lộc Thịnh); HTX nông nghiệp Tây Đô, huyện Vĩnh Lộc có 01 sản phẩm đạt 4 sao (dưa lưới Nam Giao); HTX dịch vụ nông nghiệp Bình Sơn, huyện Triệu Sơn có 04 sản phẩm đạt 3 sao (chè Bình Sơn, trà xanh túi lọc, trà cà gai leo, mật ong bốn mùa hoa rừng nguyên chất); HTX sản xuất nông nghiệp Thành Công, huyện Như Xuân có 03 sản phẩm đạt 3 sao (cam đường, cam canh, cam xã đoài); HTX nông nghiệp hữu cơ Trúc Phương, huyện Như Thanh có 03 sản phẩm 3 sao (nấm bào ngư xám, mục nhĩ khô, nấm linh chi đỏ); HTX cơ giới nông nghiệp Đông Tiến, huyện Đông Sơn có 02 sản phẩm đạt 3 sao (dưa kim hoàng hậu, dưa chuột baby);....

Hình ảnh: Mật ong hoa rừng nguyên chất của Hợp tác xã dịch vụ Nông lâm nghiệp Bình Sơn được đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP đạt chất lượng 3 sao. (nguồn baothanhhoa.vn)

          Nhìn chung, các HTX đã và đang có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh trong việc sản xuất, xây dựng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Nhiều sản phẩm, hàng hóa được niêm yết giá bán công khai; một số sản phẩm có doanh số bán hàng cao, như: Lúa gạo hữu cơ, nấm ăn, nấm dược liệu, khoai tây, dưa hấu, dưa kim hoàng hậu, nước mắm, mắm tôm, các loại thực phẩm sạch từ gia cầm, tôm,... Doanh thu của các HTX khá ổn định và từng bước được nâng lên, tiêu biểu như: HTX nông nghiệp hữu cơ Trúc Phương (huyện Như Thanh) tiêu thụ bình quân 20 tấn nấm các loại với doanh thu bình quân 800 triệu đồng/năm, lãi bình quân 300 triệu đồng/năm; HTX dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xuân Minh (huyện Thọ Xuân) tiêu thụ bình quân 260 tấn lúa gạo/năm, doanh số bình quân 11.000 triệu đồng/năm, lãi bình quân 1.500 triệu đồng/năm; HTX sản xuất miến gạo Thăng Long (huyện Nông Cống) tiêu thụ bình quân 250 tấn miến gạo/năm, doanh thu bình quân 6.000 triệu đồng/năm, lãi bình quân 600 triệu đồng/năm;....

          Bên cạnh những kết quả đạt được, việc mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm OCOP của các HTX còn gặp nhiều khó khăn; khâu quảng bá, giới thiệu sản phẩm chưa thật sự bài bản, dẫn đến việc sản phẩm làm ra nhiều, sạch và an toàn, nhưng người tiêu dùng ít có điều kiện tiếp cận do thiếu kênh phân phối đảm bảo, tin tưởng. Các kênh phân phối sản phẩm nông sản sạch, an toàn còn hạn chế (mới chỉ tập trung ở khu vực thành phố, thị xã, các thị trấn của một số huyện), chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người dân....

 

 

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc (0)
Nhập thông tin của bạn:

Bài viết mới nhất

Kết nối cung – cầu hàng hóa cho người dân và doanh nghiệp

Tin về ATTP | 14-11-2023

Thẩm định xã, thị trấn đạt tiêu chí ATTP nâng cao tại huyện Thọ Xuân

Tin về ATTP | 14-11-2023

Phát huy vai trò của hợp tác xã Trong phát triển chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản

Tin về ATTP | 14-11-2023

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

Tin về ATTP | 14-11-2023

Khai trương trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá năm 2023

Tin về ATTP | 14-11-2023