Tin tức

Kết nối, nâng niu nông sản Việt

Tin Sưu tầm | 23-06-2021 | 33 lượt xem

 

          Bộ NN&PTNT phối hợp với 3 tổ chức chính trị - xã hội là Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức 5 điểm hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản tại TP. Hà Nội.

          Một cách cụ thể hóa "người Việt dùng hàng Việt"

          Bộ NN&PTNT phối hợp với 3 tổ chức chính trị - xã hội là Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức 5 điểm hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản tại TP. Hà Nội. 5 điểm tiêu thụ chính thức ra mắt từ chiều 7/6/2021 trên địa bàn Hà Nội. Ngoài ra, người dân có thể dễ dàng mua nông sản, đặc sản các vùng, miền qua hệ thống thương mại điện tử và Hotline 1900 866 630 (thời gian làm việc 7h30 – 19h30 hàng ngày) và được vận chuyển tận nhà trong vòng 24h.

          Các đơn vị cung cấp cam kết thực hiện theo đúng quy trình, quy định, từ khâu thu hái, sơ chế, đóng gói, bảo quản nông sản để bảo đảm chất lượng tươi, ngon, có thông tin rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ, thời gian thu hái, đóng gói... đồng thời có giấy xác nhận an toàn với dịch Covid-19. Các sản phẩm này cũng được kết nối, tiêu thụ đến bếp ăn của các cơ quan, đơn vị và các gia đình Việt.

          Để đẩy mạnh các hoạt động hưởng ứng phối hợp tiêu thụ nông sản Việt, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã có công văn gửi tới Hội LHPN các tỉnh, thành, đơn vị trực thuộc. Theo đó, các cấp Hội truyền thông, cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm thay đổi nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ và toàn xã hội về giá trị của nông sản Việt, góp phần thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ vừa chống dịch vừa đảm bảo phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, các cấp Hội nâng cao chất lượng công tác phối hợp, hỗ trợ hội viên, phụ nữ sản xuất theo chuỗi, tạo ra sản phẩm có chất lượng, có truy xuất nguồn gốc, đa dạng kênh tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hướng tới nền kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững...

          Hoạt động hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã được các cấp Hội hưởng ứng và triển khai trên toàn quốc, đặc biệt là tại các tỉnh đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19. Bên cạnh các công tác tập trung tuyên truyền, động viên hội viên, phụ nữ hỗ trợ nhau trong sản xuất, tổ chức các nhóm tình nguyện, tổ đổi công... hỗ trợ hội viên, phụ nữ nhất là chị em và gia đình đang bị cách ly do dịch bệnh trong việc thu hái, đóng gói nông sản; Hội LHPN các cấp, cán bộ nòng cốt, chi hội trưởng đã hỗ trợ hội viên quảng bá, phân phối sản phẩm qua các kênh online.

Kế hoạch dài hơi

 

          Hội LHPN huyện Bắc Hà tham gia gian hàng trong tuần lễ giao thương xúc tiến tiêu thụ mận Tam Hoa Bắc Hà – Lào Cai, vải thiều Bắc Giang và xoài Sơn La. Ảnh: Hội LHPN huyện Bắc Hà

          Những hoạt động kết nối, hỗ trợ, thúc đẩy tiêu thu nông sản được các cấp Hội triển khai đã nhận được sự quan tâm, đồng lòng, chung sức của hội viên, phụ nữ và cả cộng đồng. Chỉ trong 2 ngày triển khai (từ ngày 08-09/6/2021), Hội LHPN tỉnh Hưng Yên đã hỗ trợ tiêu thụ trên 10 tấn vải thiều cho nhân dân tỉnh Bắc Giang.  Trước đó, Hội LHPN tỉnh này đã hỗ trợ tiêu thụ 10 tấn bí đao, bí đỏ cho nhân dân một số địa phương trong tỉnh thực hiện giãn cách do dịch bệnh Covid-19. Hội LHPN Hà Nội đã tiêu thụ hỗ trợ cho Vĩnh Long 250 tấn khoai lang tím và rất nhiều sản phẩm khác của Lào Cai, Bắc Giang, Hải Dương.

          Hội LHPN huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) tham gia gian hàng trong tuần lễ giao thương xúc tiến tiêu thụ mận Tam Hoa Bắc Hà – Lào Cai, vải thiều Bắc Giang và xoài Sơn La, diễn ra từ ngày 10 đến 13/6 tại Lào Cai. Chủ tịch Hội LHPN huyện Bắc Hà Bùi Thị Lý chia sẻ: Mận tam hoa huyện Bắc Hà đang đến mùa thu hoạch, sản lượng ước khoảng 3.000 tấn, bà con gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ do lịch bệnh. Trước thực tế đó, thực hiện chỉ đạo của TƯ hội và thường trực huyện ủy, Hội LHPN huyện Bắc Hà đã tuyên truyền, thành lập đầu mối thu mua để chung tay hỗ trợ, kết nối tiêu thụ mận cho bà con.

Tại tỉnh Bắc Giang, địa phương đang chịu nhiều ảnh hưởng do dịch Covid-19, các cơ quan TƯ, Hội LHPN các tỉnh thành phố như Hà Nội, Phú Thọ, Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hưng Yên, Thái Nguyên, Bạc Liêu... đã kết nối, tiêu thụ vải thiều với tổng số đơn hàng lên đến gần 300 tấn... Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Bắc Giang Ngụy Thị Tuyến cho biết, thời gian tới, Hội LHPN tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh phong trào phụ nữ giúp nhau trong việc thu hoạch và tiêu thụ nông sản; tận dụng thế mạnh công nghệ 4.0 để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh vải thiều trên mạng xã hội... phấn đấu vì không chỉ một mà nhiều mùa vải thiều, mùa nông sản của hội viên, nhân dân Bắc Giang bội thu và thắng lợi.

          Hội LHPN Việt Nam có hơn 17 triệu hội viên, là những người phụ nữ có mặt trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần quan trọng trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, từ sản xuất, chế biến đến tiêu dùng. Phụ nữ có mặt trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong chuỗi hỗ trợ tiêu thụ nông sản, hội viên của Hội ở các cấp trên 63 tỉnh/thành đã, đang tích cực tham gia từ khâu hỗ trợ thu hoạch nông sản từ ruộng, vườn; thu gom, phân loại và kết nối chuyển hàng, tiêu thụ với các tỉnh/thành, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp và xuất khẩu.

 

Hội LHPN Hà Nội hỗ trợ tiêu thu khoai lang tím Vĩnh Long. Ảnh: Hảo Nguyễn

          Thông điệp"Mỗi hội viên, phụ nữ là một tuyên truyền viên về sản xuất sạch, chế biến sạch, kinh doanh, kết nối, tiêu thụ sản phẩm đảm bảo an toàn" được các cấp Hội đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn hội viên về an toàn thực phẩm, trách nhiệm của người sản xuất. Thông điệp này hướng tới góp phần hình thành nền sản xuất nông nghiệp theo chuỗi để phát triển theo hướng bền vững. Theo đó, Hội hướng tới việc cung cấp thông tin, kiến thức về luật pháp, chính sách, cũng như phối hợp chặt chẽ với ngành chức năng, chuyên môn cập nhật quy định, quy chuẩn kỹ thuật, chuyển giao khoa học kỹ thuật để củng cố, nâng cao năng lực cho hội viên sản xuất. Ứng dụng số hoá trong truyền thông để tiếp cận đến người tiêu dùng, cung cấp thông tin chính thống và vận động sử dụng truy xuất nguồn gốc, tạo độ tin cậy, uy tín tổ chức trong chuỗi kết nối tiêu thụ sản phẩm, từ đó thúc đẩy việc tiêu thụ qua kênh của Hội hiệu quả hơn.

          Bên cạnh đó, Hội LHPN Việt Nam cũng đẩy mạnh quảng bá tiêu thụ qua hệ thống online và các kênh truyền thông chính thống của Hội, chia sẻ, cập nhật thông tin cho 63 tỉnh/thành để chủ động áp dụng mô hình này ở tỉnh.

                                                                         Nguồn: phunuvietnam.vn

 

 

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc (0)
Nhập thông tin của bạn:

Bài viết mới nhất

Thanh Hóa tăng cường thanh kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin về ATTP | 18-07-2024

Thanh Hóa: Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu về bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp tình hình địa phương.

Tin hoạt động | 18-07-2024

Hội nghị trực tuyến “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm”

Tin hoạt động | 27-05-2024

Phối hợp tập huấn công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin hoạt động | 15-05-2024

Thanh Hóa: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa  phối hợp với Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức Hội nghị  tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, giám sát về an toàn thực phẩm cho Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn; Ban Điều hành mô hình “Khu dân cư tự quản về an toàn thực phẩm” ở khu dân cư trên địa bàn huyện Yên Định.

Tin về ATTP | 01-04-2024