Tin tức

Kết nối cung – cầu hàng hóa cho người dân và doanh nghiệp

Tin về ATTP | 14-11-2023 | 50 lượt xem

Hội nghị kết nối cung cầu trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an tỉnh Thanh Hóa năm 2023 diễn ra từ ngày 9/11 - 13/11/2023 tại Quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa thu hút khoảng 200 gian hàng trưng bày các sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn, sản phẩm OCOP của các doanh nghiệp, HTX trong và ngoài tỉnh. Đây cũng là cơ hội để người dân và doanh nghiệp kết nối giá trị, khơi dậy tiềm năng sẵn có trong quá trình hội nhập và phát triển.

 

Hình ảnh: Đại biểu tham quan gian hang trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an tỉnh Thanh Hóa năm 2023

Với các hoạt động chính bao gồm: Tuyên truyền quảng bá; hội nghị thương thảo ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn năm 2024; trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2023; lễ khai trương trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2023; hội nghị kết nối cung - cầu các sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2023; hội nghị tập huấn, hướng dẫn kỹ năng truyền thông và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản của tỉnh; Hội nghị kết nối cung cầu tỉnh Thanh Hóa năm 2023 diễn ra từ ngày 9/11 - 13/11/2023 tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa thu hút khoảng 200 gian hàng trưng bày các sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn, sản phẩm OCOP của các doanh nghiệp, HTX trong và ngoài tỉnh. Đây cũng là cơ hội để người dân và doanh nghiệp huyện Hoằng Hóa kết nối giá trị, khơi dậy tiềm năng sẵn có trong quá trình hội nhập và phát triển.


Hình ảnh: Sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn được trưng bày Hội nghị

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối giao thương các địa phương trong và ngoài tỉnh những năm qua đã đang nỗ lực thực hiện các hoạt động kết nối cung-cầu hàng hóa, tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp và người dân tham gia sản xuất, tiêu thụ hàng hóa. Đưa sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP và được công nhận sản phẩm OCOP, những sản phẩm tiềm năng và đặc trưng vùng miền, địa phương đến tham dự Hội nghị kết nối cung-cầu hàng hóa và các hội chợ là dịp thuận lợi giúp người dân và doanh nghiệp kết nối cung-cầu đến người tiêu dùng và các siêu thị. Thông qua sự kiện này, người tiêu dùng có thể lựa chọn được sản phẩm mình mong muốn và giúp nông dân, doanh nghiệp tìm kiếm những khách hàng tiềm năng.

Tịa Hội nghị đã có nhiều khách hàng tham quan và quan tâm đến sản phẩm trung bày bán tại các hội chợ. Việc cung-cầu hàng hóa thông qua các sự kiện tổ chức như thế này là biện pháp tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiêu thụ sản phẩm. “Cũng tại sự kiện này, các hộ sản xuất hiểu thêm nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng từ lời khuyên của các đầu mối thu mua sản phẩm. Tôi mong muốn, tỉnh sẽ tổ chức nhiều hơn nữa các sự kiện kết nối cung-cầu hàng hóa, vì điều này đem lại lợi ích thiết thực cho các hộ sản xuất, giúp họ có cơ hội tiêu thụ sản phẩm ổn định hơn”.

 Các sản phẩm trưng bày giới thiệu của các đơn vị có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo các quy định về ATTP, an toàn về dịch bệnh và được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, được dán tem truy xuất nguồn gốc. Đây là cơ hội để doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất, kinh doanh, hệ thống phân phối… gặp gỡ trực tiếp, trao đổi, tìm hiểu sản phẩm, liên kết, hợp tác giao thương; Đẩy mạnh kết nối các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản thực phẩm trong và ngoài huyện, hình thành liên kết sản xuất – cung ứng và tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn, tạo ra nhiều chuỗi liên kết, cung ứng nông sản, thực phẩm phát triển bền vững; góp phần nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường; Trưng bày giới thiệu và quảng bá các sản phẩm nông sản an toàn, nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề; Góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách nông nghiệp, liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử và chuyển đổi số trong nông nghiệp.

            Hiện nay, ngành sản xuất nông nghiệp đang được cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa hiện đại, bền vững; chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các hoạt động xúc tiến thương mại để nâng cao giá trị gia tăng; kết nối ngày càng chặt chẽ với mạng lưới sản xuất, phân phối trong tỉnh và trong nước. Đặc biệt, đối với nông sản sẽ quan tâm đầu tư xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến thương mại với nhiều hình thức, trong đó, sẽ tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng thương mại điện tử để hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kết nối cung cầu.

 

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc (0)
Nhập thông tin của bạn:

Bài viết mới nhất

Thanh Hóa tăng cường thanh kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin về ATTP | 18-07-2024

Thanh Hóa: Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu về bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp tình hình địa phương.

Tin hoạt động | 18-07-2024

Hội nghị trực tuyến “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm”

Tin hoạt động | 27-05-2024

Phối hợp tập huấn công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin hoạt động | 15-05-2024

Thanh Hóa: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa  phối hợp với Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức Hội nghị  tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, giám sát về an toàn thực phẩm cho Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn; Ban Điều hành mô hình “Khu dân cư tự quản về an toàn thực phẩm” ở khu dân cư trên địa bàn huyện Yên Định.

Tin về ATTP | 01-04-2024