Tin tức

Kết nối cung các sản phẩm Ocop Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm

Tin về ATTP | 07-11-2022 | 45 lượt xem

 

 

Ngày 05/11/2022 tại Trung tâm triển lãm, Hội chợ quảng cáo tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra Hội nghị Kết nối cung - cầu các sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2022. Tham dự hội nghị có đồng chí Đỗ Minh Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận - Chủ tịch MTTQ tỉnh; Đồng chí Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các lãnh đạo Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố…; các đại biểu đã tham dự Lễ khai trương trương bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn Thanh Hóa năm 2022 và Hội nghị kết nối cung cầu nông sản thực phẩm an toàn Thanh Hóa và sau đó tham quan các gian hàng trương bày của các huyện, thị xã, thành phố và 11 tỉnh cùng tham gia.

 

Hình ảnh: Các đại biểu tham dự hội nghị.

Đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã có 236 sản phẩm OCOP, trong đó có  01 sản phẩm xếp hạng 5 sao quốc gia, 51 sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao, 184 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao, của 158 chủ thể (49 doanh nghiệp, 51 HTX, 6 tổ hợp tác, 52 hộ sản xuất, kinh doanh) trên địa bàn 139 xã, phường, thị trấn thuộc 27 huyện, thị xã, thành phố; là 01/11 tỉnh thành trong cả nước có sản phẩm OCOP 5 sao; Văn phòng Điều phối NTM tỉnh được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình OCOP; Bộ nông nghiệp và PTNT tặng Bằng khen cho các chủ thể tiêu biểu và chứng nhận 3 sản phẩm tiêu biểu khu vực miền núi (Mật ong Bình Sơn, Trà Bình Sơn của Hợp tác xã dịch vụ nông lâm nghiệp xã Bình Sơn, huyện Triệu Sơn và Ống hút tre của Công ty VIBABO xã Tân Thành huyện Thường Xuân); Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 10 tập thể và 22 cá nhân có thành tích trong thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020…

Thông qua các hoạt động xúc tiến, nhiều sản phẩm OCOP đã mở rộng thị trường trong và ngoài nước như: Mắm tôm, mắm tép Lê Gia - huyện Hoằng Hóa đã xuất khẩu vào thị trường Nga, Hàn Quốc, Đài Loan và Nam Phi; đồ thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm từ cói của Công ty Việt Anh, Công ty Việt Trang – huyện Nga Sơn xuất khẩu trực tiếp và bán tại các siêu thị ở Hoa Kỳ; ghế tre thư giãn cao cấp của công ty TNHH sản xuất và thương mại BambooVina - huyện Hà Trung đã xuất khẩu đi các thị trường châu Âu, sản phẩm Dứa đóng hộp, Ngô ngọt đóng hộp của Công ty CP chế biến nông sản Trung Thành - huyện Nông Cống đã xuất khẩu đi các nước Trung Đông, Nga, châu Âu v.v…. Các sản phẩm OCOP đã được bán rộng rãi trong cả nước bằng hình thức trực tiếp hoặc qua mạng (thương mại điện tử), điển hình tới các tỉnh, như: Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh…Qua khảo sát đánh giá sơ bộ, doanh số sản phẩm sau khi được công nhận OCOP tăng trưởng bình quân trên 15%, có những đơn vị tăng doanh số gấp đôi, như: HTX Nông lâm nghiệp Bình Sơn, HTX dịch vụ sản xuất Miến gạo Thăng Long, Cơ sở Đông Y Quang Anh... Đến nay nhiều thương hiệu sản phẩm đã tạo uy tín đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước, như: Nước mắm, mắm tôm, mắm tép Lê Gia; Bánh gai Lâm Thắm, Mật ong Hưởng Hoa, Cam đường canh, cam xã Đoài Như Xuân; Miến gạo Thăng Long; Trà Hoàng Thảo Mộc; Lá xông cảm lạnh, Ngâm chân Mộc Việt...

 

 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu tại hội nghị.

Thực hiện chương trình OCOP và đẩy mạnh xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP đã góp phần quan trọng để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong từng nhóm sản phẩm đặc thù của từng địa phương; đồng thời phát huy tính sáng tạo của các chủ thể OCOP để nghiên cứu, thử nghiệm các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường, cùng với đó các chủ thể OCOP cũng đã nhận thức và quan tâm hơn đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, không chỉ trong nâng cao chất lượng sản phẩm mà cả trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng, điều này càng có ý nghĩa và tác động tích cực đến sự tồn tại bền vững của chủ thể trong bối cảnh không ít đơn vị khác khó khăn vì dịch bệnh.

Chương trình OCOP cũng đã góp phần phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX trong tỉnh: trung bình mỗi năm, có 60 HTX được thành lập mới. Các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh cũng có những bước tăng trưởng khá, với doanh thu bình quân, lãi bình quân, thu nhập bình quân của thành viên trong các HTX tăng.

Chương trình OCOP đã tạo ra một môi trường hoạt động bình đẳng, minh bạch, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất, khuyến khích được sự tham gia của cộng đồng, khai thác, duy trì và phát huy được những giá trị tiềm năng của các nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống, đặc sản vùng miền; tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, đảm bảo về chất lượng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần thiết thực vào thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM và bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại; phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh; tích cực, chủ động tham gia thị trường điện tử, chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh. Hợp tác trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành Chương trình OCOP trong tỉnh và xúc tiến xuất khẩu đưa ngày càng nhiều sản phẩm OCOP Thanh Hóa ra thị trường quốc tế./.

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc (0)
Nhập thông tin của bạn:

Bài viết mới nhất

Ký cam kết thực hiện pháp luật về An toàn giao thông và an toàn thực phẩm cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên

Tin về ATTP | 26-01-2024

Bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân năm 2024

Tin về ATTP | 26-01-2024

Đảm bảo thực phẩm an toàn ngày Tết

Tin về ATTP | 19-01-2024

Kiểm soát thực phẩm những ngày cận Tết

Tin về ATTP | 19-01-2024

Bảo quản thực phẩm an toàn trong Tết Nguyên đán

Tin về ATTP | 19-01-2024