Tin tức

Hiệu quả từ triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ quản lý, phát triển sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh

Tin về ATTP | 03-06-2021 | 26 lượt xem

Từ năm 2016 đến nay, thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh, toàn tỉnh đã phân bổ 404,9 tỷ đồng hỗ trợ sản xuất 244,5ha rau an toàn tập trung chuyên canh, 57,4ha sản xuất rau an toàn trong nhà lưới, duy trì kiểm soát chất lượng và dán tem hằng năm cho 374,5ha sản xuất rau an toàn, xây dựng 74 cửa hàng kinh doanh rau an toàn; hỗ trợ gần 71,4 tỷ đồng cho nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi và phát triển 23 khu trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung quy mô lớn, áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt VietGAHP. Hỗ trợ 10 tỷ đồng cho 982ha để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.

UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch xây dựng các mô hình thí điểm về an toàn thực phẩm (ATTP) đến hết năm 2018, hỗ trợ kinh phí xây dựng 13 mô hình thí điểm ATTP cấp tỉnh, 298 mô hình cấp huyện; hỗ trợ 50 triệu đồng/chuỗi giá trị sản phẩm an toàn, từ 150 - 300 triệu đồng/mô hình giết mổ ATTP, từ 300 - 500 triệu đồng/chợ kinh doanh thực phẩm an toàn, 200 triệu đồng/xã, thị trấn được công nhận đạt tiêu chí ATTP, từ 1,5 - 3 triệu đồng/Tổ giám sát ATTP tại chợ thực hiện mô hình, 0,7 triệu đồng/tháng cho Tổ giám sát cộng đồng tại xã, phường, thị trấn thực hiện mô hình.

 

Cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn tại huyện Thường Xuân

 

UBND cấp huyện đã quan tâm bố trí nguồn ngân sách địa phương cho hoạt động đảm bảo ATTP hằng năm; nhiều địa phương đã ban hành cơ chế chính sách hoặc bố trí ngân sách hỗ trợ xây dựng mô hình ATTP, như: Huyện Bá Thước hỗ trợ trên 3.300 triệu đồng xây dựng các mô hình đảm bảo ATTP, 1.900 triệu đồng cho hoạt động quản lý ATTP; huyện Nông Cống hỗ trợ 300 triệu đồng/chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, 20 triệu đồng/cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, 100 triệu đồng/xã ATTP; huyện Đông Sơn hỗ trợ 700 triệu đồng cho hoạt động của các tổ giám sát ATTP tại các chợ và cộng đồng; huyện Thọ Xuân hỗ trợ 50 triệu đồng/cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, 50 triệu đồng/xã ATTP; huyện Như Thanh hỗ trợ 200 triệu đồng/chợ ATTP, 20 triệu đồng/cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn;... Trong 5 năm 2016 - 2020, tổng kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ cho công tác đảm bảo ATTP đạt trên 64 tỷ đồng (cấp huyện trên 44,8 tỷ đồng, cấp xã trên 19,3 tỷ đồng).

Các cơ chế, chính sách được triển khai thực hiện có hiệu quả, nhận được sự đồng thuận hưởng ứng cao của các địa phương, Nhân dân và doanh nghiệp trong tỉnh; hiểu quả sản xuất tăng lên rõ rệt, quy mô sản xuất hàng hóa ngày càng lớn và đa dạng, đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo chất lượng ATTP; thực đẩy việc huy động các nguồn lực của địa phương và doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện cho nông dân mở rộng sản xuất; tăng cường hình thành, kết nối các chuỗi liên kết sản xuất, kinh doanh nông sản; đồng thời giải quyết việc làm, từng bước nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống cho người dân và làm thay đổi từ nhận thức đến hành động trong việc sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

Tống Sơn

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc (0)
Nhập thông tin của bạn:

Bài viết mới nhất

Ký cam kết thực hiện pháp luật về An toàn giao thông và an toàn thực phẩm cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên

Tin về ATTP | 26-01-2024

Bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân năm 2024

Tin về ATTP | 26-01-2024

Đảm bảo thực phẩm an toàn ngày Tết

Tin về ATTP | 19-01-2024

Kiểm soát thực phẩm những ngày cận Tết

Tin về ATTP | 19-01-2024

Bảo quản thực phẩm an toàn trong Tết Nguyên đán

Tin về ATTP | 19-01-2024