Tin tức

Đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa mưa bão

Tin về ATTP | 15-12-2023 | 15 lượt xem

Trước tình hình mưa bão đang diễn ra hết sức phức tạp, Ban quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố khuyến cáo người tiêu dùng đảm bảo lương thực, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh trường hợp sản phẩm bị hư hỏng, mất dinh dưỡng do bảo quản không đúng; dùng nước sạch để ăn uống, không sử dụng gia súc, gia cầm chết do ngập nước.

Nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm khi xảy ra ngập lụt

Trong mùa mưa bão, lũ lụt, do sự thay đổi bất thường về thời tiết tạo điều kiện thuận lợi các loại vi sinh vật gây bệnh phát triển, đặc biệt là trên các loại lương thực, thực phẩm nếu không bảo quản đúng cách. Các loại thực phẩm trong quá trình sử dụng, bảo quản khi gặp thời tiết mưa, ẩm ướt kéo dài dễ bị ôi, thiu, mốc, hỏng hơn. Nguồn nước sử dụng để ăn uống, chế biến thực phẩm có thể bị ô nhiễm do bị ngập úng, ngập lụt.

Các vùng trồng trọt, chăn nuôi bị ngập lụt dẫn đến rau, củ, quả dập nát, hư hỏng, nhiễm bẩn; động vật gia súc, gia cầm bị nhiễm bệnh, từ đó có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi sử dụng.

Trong khi đó, một số đối tượng lợi dụng mùa mưa bão, tâm lý người tiêu dùng, có thể trà trộn, đưa ra thị trường tiêu thụ các loại thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, không có nguồn gốc, xuất xứ, thực phẩm giả, hết hạn sử dụng.

 


Đảm bảo ATTP mùa mưa bão, ngập lụt là vấn đề rất quan trọng

Ông Nguyễn Tấn Hải – Trưởng ban Ban quản lý ATTP thành phố cho biết, tâm lý người dân thường có thói quen tích trữ nhiều lương thực, thực phẩm để sử dụng nhưng điều kiện bảo quản tại nhà thường lại không bảo đảm, không theo hướng dẫn của nhà sản xuất, khuyến cáo cơ quan chuyên môn nên dễ dẫn đến bị hư hỏng, tạo điều kiện cho vi sinh vật sinh phát triển, sinh độc tố.

''Đặc biệt, sau mưa bão, lũ lụt dễ có nguy cơ xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm xuất phát từ một số nguyên nhân như: nguồn nước sử dụng ăn uống có thể bị ô nhiễm; sử dụng gia súc, gia cầm chết do ngập nước, bị bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân để làm thực phẩm; người dân ở vùng nông thôn, miền núi đôi khi vẫn còn thói quen sử dụng nấm hoặc các loại rau, trái cây, côn trùng phát triển sau mưa, bão để làm thực phẩm, dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên'', ông Nguyễn Tấn Hải nói.

Dùng nước sạch để ăn uống, không sử dụng gia súc, gia cầm chết do ngập nước

Trước tình hình mưa bão đang diễn ra hết sức phức tạp, Ban quản lý ATTP thành phố khuyến cáo người tiêu dùng cần chọn mua sản phẩm thực phẩm tại các cơ sở sản xuất uy tín, đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm; ưu tiên lựa chọn các sản phẩm thực phẩm có tem/mã truy xuất nguồn gốc điện tử; các sản phẩm của các đơn vị đã tham gia Hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm của thành phố.

“Không nên mua, tích trữ quá nhiều thực phẩm để tránh trường hợp sản phẩm bị hư hỏng, mất dinh dưỡng do bảo quản không đúng, đặc biệt là các loại thực phẩm tươi sống, thực phẩm cần điều kiện bảo quản lạnh, lạnh đông. Thực hiện triệt để việc ăn chín, uống sôi; sử dụng nước sạch để ăn uống, chế biến thực phẩm. Thực hiện tốt “10 Nguyên tắc vàng để chế biến thực phẩm an toàn”; “5 chìa khóa để thực phẩm an toàn”, ông Nguyễn Tấn Hải nhấn mạnh.

 


Khuyến cáo của WHO tại Việt Nam về đảm bảo ATTP trong mùa lũ lụt

Đối với các vùng bị ngập úng, ngập lụt, người dân cần chủ động tích trữ đủ lương thực, thực phẩm cần thiết, nước sạch sử dụng để ăn uống, chế biến thực phẩm. Trong đó, cần tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện nhiệt độ, thời hạn bảo quản thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm tươi sống, thực phẩm ăn ngay, chế biến sẵn theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc khuyến cáo, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về an toàn thực phẩm. Không sử dụng thực phẩm có dấu hiệu hư hỏng, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

“Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết do ngập nước, bị bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân để chế biến làm thực phẩm. Tuyệt đối không đánh bắt, thu hái, sử dụng các loại nấm, rau, trái cây, thủy hải sản, côn trùng có chứa độc tố tự nhiên để chế biến làm thực phẩm hoặc khi chưa biết rõ để phòng tránh ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên”, ông Nguyễn Tấn Hải nói.

Bên cạnh đó, thức ăn sau khi nấu chín tốt nhất nên sử dụng ngay, trường hợp chưa sử dụng cần có biện pháp che đậy tránh côn trùng. Không để thức ăn đã nấu chín quá 2 giờ ở nhiệt độ thường. Trường hợp cần bảo quản lâu hơn, thức ăn cần được đậy kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và đun sôi kỹ lại trước khi sử dụng. 

“Người dân cần thực hiện triệt để việc ăn chín, uống sôi; sử dụng nước sạch để ăn uống, vệ sinh dụng cụ, sơ chế, chế biến thực phẩm trong thời gian ngập lụt xảy ra. Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn môi trường xung quanh, nguồn nước sử dụng sau khi hết ngập lụt theo đúng hướng dẫn, khuyến cáo của cơ quan y tế và cơ quan chuyên môn có thẩm quyền”, Ban quản lý ATTP khuyến cáo.

 

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc (0)
Nhập thông tin của bạn:

Bài viết mới nhất

Thanh Hóa: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa  phối hợp với Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức Hội nghị  tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, giám sát về an toàn thực phẩm cho Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn; Ban Điều hành mô hình “Khu dân cư tự quản về an toàn thực phẩm” ở khu dân cư trên địa bàn huyện Yên Định.

Tin về ATTP | 01-04-2024

Một số biện pháp để phòng chống ngộ độc thực phẩm trong trường học

Tin về ATTP | 01-04-2024

Ký cam kết thực hiện pháp luật về An toàn giao thông và an toàn thực phẩm cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên

Tin về ATTP | 26-01-2024

Bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân năm 2024

Tin về ATTP | 26-01-2024

Đảm bảo thực phẩm an toàn ngày Tết

Tin về ATTP | 19-01-2024