Tin tức

Đảm bảo an toàn thực phẩm thịt gia súc, gia cầm Dịp Tết Nguyên Đán

Tin về ATTP | 27-12-2021 | 14 lượt xem

 

Những ngày này người người tất bật hoàn thành các công việc còn dang dở cuối năm để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang đến gần. Sau một năm lao động vất vả, đồng hành với công tác phòng chống dịch Covid 19. Sắp đến lúc người dân được tạm nghỉ ngơi, xum vầy bên mâm cơm cùng gia đình, người thân những ngày vui vẻ của năm mới. Để chuẩn bị thực phẩm sử dụng cho những ngày Tết cổ truyền người tiêu dùng phải đối mặt với vô vàn thử thách, khó khăn, hiểm họa luôn rình rập thực phẩm bẩn, không đạt chất lượng trên thị trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân; tình trạng sản xuất, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ; vi phạm về chất lượng, hết hạn sử dụng... vẫn diễn biến phức tạp; những vấn đề đó nếu không được kiểm soát chặt chẽ của các ngành chức năng và các địa phương thì những mặt hàng này sẽ có nguy cơ đưa ra ngoài thị trường tiêu thụ,

 Thực tế trong thời gian qua, hệ thống văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh ta được ban hành tương đối đầy đủ, toàn diện; công tác chỉ đạo của ngành chức năng ở các cấp đã được tăng cường; hệ thống tổ chức quản lý, điều kiện làm việc của các cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm từng bước được kiện toàn và tăng cường; quản lý sản xuất, kinh doanh thực phẩm có chuyển biến tích cực so với trước đặc biết là thịt gia súc, gia cầm. Theo báo cáo của ngành chức năng, việc chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, giết mổ ở các cơ sở đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y bảo đảm an toàn thực phẩm được quan tâm sâu sát; số lượng cơ sở giết mổ đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thú y an toàn thực phẩm tăng đáng kể. Đến nay, 100% số cơ sở giết mổ thực hiện ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm; toàn tỉnh đã xây dựng được 1.416 mô hình giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo ATTP,; 01 Nhà máy giết mổ gia cầm Việt Avis công xuất thiết kết 2.500 con/giờ đã đi vào hoạt động ổn định; việc kiểm soát các nguy cơ mất an toàn thực phẩm có tiến bộ; công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm được đẩy mạnh; việc kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về ATTP được triển khai tương đối đồng bộ, quyết liệt và nghiêm minh hơn.

Tuy nhiên,tổ chức thực hiện và cơ chế phối hợp của các cấp, các ngành chưa theo kịp tình hình thực tế; việc phân tích, đánh giá nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, quản lý các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, giết mổ, chợ kinh doanh thịt gia súc, gia cầm đang gặp nhiều khó khăn. Tại một số địa phương, tình trạng vi phạm pháp luật về ATTP trong hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm vẫn còn diễn ra; điều kiện chăn nuôi, cơ sở giết mổ còn nhiều yếu kém; tỷ lệ kiểm soát giết mổ thịt gia súc, gia cầm taijc ác cơ sở giết mổ nhỏ lẻ chưa cao; việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm còn nhiều khó khăn; thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm, còn có biểu hiện nể nang, né tránh; Công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục về ATTP còn hạn chế. Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa được quan tâm đúng mức.

Nguyên nhân các hạn chế, yếu kém trên do yếu tố chủ quan là chủ yếu, trước hết là ở một số nơi chính quyền các cấp quản lý chưa nghiêm, con nể nang, số lượng cơ sở giết mổ nhỏ lẻm nhiều, chế độ phụ cấp cho lực lượng thú ý làm công tác kiểm soát giết mổ rất thấp và cố tình vi phạm của một số tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh thịt gia súc, gia cầm và một phần trách nhiệm thuộc về người tiêu dùng chưa mạnh dạn lên án hành vi vi phạm trong hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm.

Thiết nghĩ để đảm bảo an toàn thực phẩm nói chung và trong dịp Tết Nguyên đán, Mặt trận Tổ quốc các cấp, các đoàn thể chính trị-xã hội, các ngành, các cấp cần tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu về hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, đặc biệt tuyên truyền Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự; quy định xử lý hình sự đối với một số hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm sẽ bị phạt tù, thể hiện cụ thể tại Điều 317 của Luật này (đối với những hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm như: thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam... tùy tính chất mức độ vi phạm có thể sẽ bị phạt tù đến 20 năm).

Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, công khai tên, địa chỉ, sản phẩm, cơ sở vi phạm để tăng tính răn đe. Công bố trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định để người dân biết lựa chọn thực phẩm an toàn. Cùng với thực hiện nghiêm các quy định của Pháp luật về ATTP và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, ngành chức năng thì mỗi người tiêu dùng cần nâng cao ý thức, nên tìm mua thịt gia súc, gia cầm được đóng dấu, đánh dấu kiểm soát giết mổ, tránh mua những sản phẩm thịt gia súc, gia cầm không ghi rõ tên, nguồn gốc xuất xứ, …để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình,…để mọi người hưởng một mùa xuân thật trọn vẹn và ý nghĩa.

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc (0)
Nhập thông tin của bạn:

Bài viết mới nhất

Ký cam kết thực hiện pháp luật về An toàn giao thông và an toàn thực phẩm cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên

Tin về ATTP | 26-01-2024

Bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân năm 2024

Tin về ATTP | 26-01-2024

Đảm bảo thực phẩm an toàn ngày Tết

Tin về ATTP | 19-01-2024

Kiểm soát thực phẩm những ngày cận Tết

Tin về ATTP | 19-01-2024

Bảo quản thực phẩm an toàn trong Tết Nguyên đán

Tin về ATTP | 19-01-2024