Tin tức

Bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán, mùa Lễ hội Xuân và phòng chống dịch Covid-19 vấn đề cần quan tâm

Tin về ATTP | 30-12-2021 | 17 lượt xem

 

 

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán (Tết cổ truyền) Nhâm Dần và Lễ hội Xuân 2022 với thời gian nghỉ Tết thường kéo dài, đồng thời sau Tết Nguyên đán mùa lễ hội xuân diễn ra trên phạm vi cả nước, kéo dài suốt tháng hai, tháng ba và đầu tháng tư âm lịch. Theo phong tục cổ truyền, cứ mỗi độ tết đến xuân về, người dân xứ Thanh cũng như du khách thập phương lại nô nức đi lễ hội để tưởng nhớ đến những nhân vật có công với dân, với nước, để cầu cho quốc thịnh dân an hoặc tham gia những lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ mẫu, thờ các vị thành hoàng.... Trong các lễ hội này, ngoài các nghi thức cúng bái, rước tế mang tính linh thiêng thì các trò chơi, trò diễn chính là yếu tố thu hút sự quan tâm của nhiều người. Hiện nay dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp trên toàn thế giới cũng như trong nước nói chung và tỉnh Thanh chúng ta nói riêng đặc biệt trong thời gian nghỉ Tết được nhiều ngày  nên mọi người đi làm ăn hoặc làm việc hay công tác xa nhà có su hướng sẽ về đoàn tụ cùng gia đình trong những ngày nghỉ Tết nên việc thực hiện phòng chống dịch Covid-19 là vấn đề mà tất cả chúng ta cần quan tâm. Để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19 thì mỗi người chúng ta nên thực hiện tốt việc tiêm đầy đủ các mũi Vacxin theo quy định của Bộ Y tế và thực hiện nghiêm túc “5K” đó là:

Khẩu trang: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.

Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.

Khoãng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

Không tụ tập đông người.

Khai báo y tế: Thực hiện khai báo y tế trên đầy đủ theo quy định.

Ngoài vấn đề phòng chống dịch bệnh thì thời điểm Tết nguyên đán cũng là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn nhất trong năm, nhất là các thực phẩm thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu…Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng gia tăng việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu của mình. Bên cạnh đó, thời gian này thời tiết của tỉnh Thanh Hóa là phía nam của Miền Bắc nên ảnh hưởng thời tiết phía Bắc thường ẩm ướt. Đây là những yếu tố môi trường ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm.

          Để đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội Xuân 2022 phục vụ nhân dân đón Tết, vui Xuân an toàn, bảo đảm sức khỏe, đồng thời ổn định sản xuất, kinh doanh, phát triển và cạnh tranh lành mạnh của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu thực phẩm. Ngày 15/12/2021 Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm đã ban hành Kế hoạch Số 2078/KH-BCĐTƯVSATTP về việc triển khai công tác đảm bảo An toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Nhâm Dần và mùa lễ hội xuân năm 2022; với mục tiêu chung của Kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội xuân 2022 là: Bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm: tăng cường kiểm soát, xử lý việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội Xuân 2022; đồng thời kế hoạch cũng đưa ra mục tiêu cụ thể là hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội Xuân 2022, tăng cường thanh tra, kiểm tra liên ngành từ Trung ương đến cấp xã tập trung vào các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và Lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, các làng nghề chế biến thực phẩm, các tỉnh có cửa khẩu, các thành phố lớn, Huy động tối đa các kênh truyền thông phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm đến người dân.

          Theo đó, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm sẽ thành lập 6 đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra tại 12 tỉnh, thành phố trước ngày 05/01/2022. Tại địa phương, sẽ thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tại các cấp, từ cấp tỉnh đến quận/huyện, xã/phường từ 05/01/2022 đến 12/3/2022.

 

 

 

Ngoài việc chỉ đạo của các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội xuân thì đối với người dân, người tiêu dùng; Để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gia đình và người thân chúng tôi xin đưa ra một số vấn đề cần quan tâm trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm  để mọi người cùng tham gia tìm hiểu và thực hiện:

          Thứ nhất là việc dự kiến tiêu dùng thực phẩm trong những ngày Tết hợp lý không mua nhiều tránh lảng phí ảnh hưởng đến kinh tế gia đình sau những ngày Tết và liên quan đến bảo quản thực phẩm không tốt sẽ dẫn đến ôi, thiu, mốc hỏng, khi đưa ra sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe;

          Thứ hai là đối với thực phẩm bao gói như bánh kẹo, rượu, bia nước giải khát:  Không mua các loại thực phẩm đóng bao gói sẵn không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; chỉ mua các loại thực phẩm có nhãn mác đầy đủ như tên thực phẩm, địa chỉ cơ sở sản xuất, định lượng thực phẩm, thành phần cấu tạo, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, ngày sản xuất, thời gian sử dụng, hướng dẫn bảo quản và cách sử dụng; đặc biệt các thực phẩm này đã được các cơ quan quản lý nhà nước cấp giấy phép đảm bảo an toàn thực phẩm và công bố chất lượng sản phẩm;

          Thứ ba là đối với thực phẩm tươi sống mua dự chữ cần bảo quản ở nhiệt độ phù hợp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ví dụ: Nếu thực phẩm là thịt và các sản phẩm là thịt hoặc cá tươi đồ thủy hai sản sau khi sơ chế, chế biến thì ta nên chia thành các phần nhỏ phù hợp với số lượng người ăn của mỗi bữa ăn và bảo quản ở nhiệt độ đông lạnh; (gia đình có tủ lạnh thì bỏ vào ngăn lạnh);

           Thứ tư  đối với thực phẩm là nem, giò, trả chúng ta nên chọn mua ở các cơ sở sản xuất chế biến đã có giấy phép "Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm an toàn thực phẩm" do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

          Thứ năm là các loại sản phẩm thực phẩm khác: Không mua các thực phẩm kém chất lượng, lựa chọn các thực phẩm đã được kiểm định, có nguồn gốc, xuất xứ  rõ ràng.

         Tất cả mọi người ai cũng ý thức được những điều trên thì sẽ không xảy ra những ca, vụ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm và bảo vệ được sức khỏe cũng như tính mạng của chính bản thân mình, gia đình và những người thân.

           Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch cùng với việc chọn mua thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn ở tất cả mỗi người, mỗi gia đình thì chúng ta sẽ đón được những ngày Tết cổ truyền vui vẻ ấm áp bên những người thân, bạn bè cùng với những ngày lễ hội, vui xuân an toàn và ý nghĩa ./.

 

 

 

 

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc (0)
Nhập thông tin của bạn:

Bài viết mới nhất

Thanh Hóa: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa  phối hợp với Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức Hội nghị  tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, giám sát về an toàn thực phẩm cho Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn; Ban Điều hành mô hình “Khu dân cư tự quản về an toàn thực phẩm” ở khu dân cư trên địa bàn huyện Yên Định.

Tin về ATTP | 01-04-2024

Một số biện pháp để phòng chống ngộ độc thực phẩm trong trường học

Tin về ATTP | 01-04-2024

Ký cam kết thực hiện pháp luật về An toàn giao thông và an toàn thực phẩm cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên

Tin về ATTP | 26-01-2024

Bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân năm 2024

Tin về ATTP | 26-01-2024

Đảm bảo thực phẩm an toàn ngày Tết

Tin về ATTP | 19-01-2024