Tin tức

Ăn măng ngày Tết thế nào để không có hại cho sức khoẻ?

Tin về ATTP | 26-01-2022 | 17 lượt xem

Măng là nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Có tới 1.500 loại tre khác nhau trên thế giới, có một số loại phổ biến được khai thác măng để nấu ăn.

Dinh dưỡng

Măng là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất xơ, đồng, vitamin B6 và E. Trong một khẩu phần măng 155g có 64 calo, 2,5g chất đạm, 4,5g chất béo, 5g carb, 2g chất xơ và nhiều loại vitamin…

Măng đặc biệt chứa nhiều đồng, khoáng chất quan trọng đối với làn da, chức năng não của bạn… Vitamin B6 có trong măng hỗ trợ hơn 100 phản ứng sinh hóa trong tế bào của cơ thể.

Ngoài ra, ăn măng làm tăng lượng vitamin E, hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh chống lại chứng viêm và bệnh mạn tính.

 

Lợi ích

- Giảm mức cholesterol

Một số nghiên cứu ghi nhận măng giúp giảm mức cholesterol, cải thiện sức khỏe tim mạch. Phân tích quy mô nhỏ với 8 phụ nữ khỏe mạnh ăn 360g măng giảm đáng kể mức cholesterol toàn phần và có hại sau 6 ngày.

Điều này có thể do chất xơ hòa tan có trong măng. Chất xơ hấp thụ nước trong ruột và có liên quan đến việc giảm mức cholesterol.

- Tăng cường sức khỏe đường ruột

Chất xơ trong măng có khả năng chống lại các vấn đề như bệnh trĩ, ung thư đại trực tràng. Măng cũng cung cấp nhiên liệu cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Nghiên cứu cho thấy hệ vi sinh vật đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tim, ung thư, tiểu đường loại 2, trầm cảm và béo phì.

- Hỗ trợ giảm cân

Măng có hàm lượng calo thấp nhưng lại giàu chất xơ, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn giữa các bữa ăn. Do đó, đây là một thực phẩm bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn kiêng giảm cân lành mạnh.

Việc tăng lượng chất xơ giúp giảm cân và giảm mỡ bụng, ngay cả khi không thực hiện bất kỳ thay đổi chế độ ăn uống nào khác.

Nhược điểm

Măng tươi có chứa một lượng độc chất taxiphyllin. Tuy nhiên, các phương pháp chế biến khác nhau làm giảm đáng kể hàm lượng taxiphyllin, đảm bảo sự an toàn khi ăn măng.

Để giảm lượng độc chất trên, măng phải được luộc, ngâm và làm khô trước khi chế biến. 

Măng tre cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ghi nhận một số hợp chất được chiết xuất từ măng như goitrogen làm giảm hoạt động của các tế bào tuyến giáp chịu trách nhiệm sản xuất hormone tuyến giáp.

Bổ sung đủ iốt và selen trong chế độ ăn uống sẽ ngăn ngừa rối loạn chức năng tuyến giáp. Nấu chín thực phẩm cũng có thể vô hiệu hóa một số enzym và giảm lượng goitrogen còn tồn đọng.

Vì vậy, bạn có thể yên tâm thưởng thức măng nấu chín như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ, ngay cả khi bạn bị suy giảm chức năng tuyến giáp.

Cách chế biến

Măng tươi dễ nấu thành nhiều món ăn khác nhau. Khi sơ chế, người nội trợ cần bóc lớp vỏ cứng bên ngoài. Cho măng vào nước sôi có muối nấu ít nhất 20-30 phút, tối đa 2 giờ ở mức lửa vừa, nhỏ. Điều này giúp loại bỏ vị đắng và làm mềm măng, loại bỏ chất độc hại. Sau đó, bạn cho măng ra khỏi nồi, để nguội và chuẩn bị món ăn mong muốn.

 

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc (0)
Nhập thông tin của bạn:

Bài viết mới nhất

Thanh Hóa: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa  phối hợp với Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức Hội nghị  tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, giám sát về an toàn thực phẩm cho Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn; Ban Điều hành mô hình “Khu dân cư tự quản về an toàn thực phẩm” ở khu dân cư trên địa bàn huyện Yên Định.

Tin về ATTP | 01-04-2024

Một số biện pháp để phòng chống ngộ độc thực phẩm trong trường học

Tin về ATTP | 01-04-2024

Ký cam kết thực hiện pháp luật về An toàn giao thông và an toàn thực phẩm cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên

Tin về ATTP | 26-01-2024

Bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân năm 2024

Tin về ATTP | 26-01-2024

Đảm bảo thực phẩm an toàn ngày Tết

Tin về ATTP | 19-01-2024